Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bài 6: Câu lệnh điều kiện - Coggle Diagram
Bài 6: Câu lệnh điều kiện
1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện
Là việc điều chỉnh hành động tùy theo hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ
- Khi kết quả là đúng, ta nói điều kiện được thỏa mãn
- Khi kết quả là sai, ta nói điều kiện không thỏa mãn.
2. Điều kiện và phép so sánh
Điều kiện được biểu diễn bằng phép so sánh, phép so sánh cho kết quả đúng có nghĩa điều kiện được thỏa mãn; ngược lại, điều kiện không được thỏa mãn.
Để so sánh 2 giá trị số hoặc 2 biểu thức, sử dụng các kí hiệu toán học. các phép so sánh sẽ cho kết quả là đúng hoặc sai.
3. Cấu trúc rẽ nhánh
a. Khái niệm
Là cấu trúc khi một điều kiện cụ thể nào đó được thỏa mãn thì chương trình sẽ thực hiện 1 lệnh; ngược lại, nếu điều kiện không thỏa mãn thì câu lệnh bị bỏ qua.
Cấu trúc rẽ nhánh cho phép thay đổi thứ tự thực hiện tuần tự các bước của thuật toán
Gồm 2 loại
Cấu trúc rẽ dạng thiếu
Cấu trúc rẽ dạng đủ
b. Ví dụ
Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với nội dung sau: Nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán.
B1: Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách
B2: Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là 70% x T
B3: In hoá đơn
4. Câu lệnh điều kiện
a. Khái niệm
Các cấu trúc rẽ nhánh được thể hiện bằng câu lệnh điều kiện
Cú pháp dạng thiếu: if < điều kiện > then < câu lệnh>;
Nếu điều kiện thoản mãn, chương trình sẽ thực hiện các câu lệnh sau từ khóa then.
Cú pháp dạng đủ: if < điều kiện> then <câu lệnh 1> else < câu lệnh 2>;
Nếu điều kiện thoản mãn, chương trình sẽ thực hiện các câu lệnh 1 sau từ khóa then. Nếu không, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 2.
b. Ví dụ
viết chương trình yêu cầu người dùng nhập 1 số từ bàn phím, nếu số này là số chẵn thì in ra thông báo, ngược lại in ra thông báo là số lẻ.
B1: nhập số a
B2: nếu a mod 2 = 0 thì thông báo là số chẵn
B3: nếu không thì thông báo a là số lẻ