Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TOÁN 8 CHƯƠNG I - ĐKC 8A1- - Coggle Diagram
TOÁN 8 CHƯƠNG I - ĐKC 8A1-
Hình học
Tứ giác
Tứ giác
Tứ giác(lồi) là hình gồm 4 đoạn thẳng, trong đó bất kì 2 đoạn thẳng nào cũng không cùng nằm trên 1 đường thẳng (luôn nằm trong một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa bất kì cạnh nào)
Định lý :
Tổng các góc trong tứ giác bằng 360°
Hình thang
Định nghĩa
Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song
Hình thang vuông là hình thang có 1 góc vuông
Nhận xét
Nếu một hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau
Nếu một hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau thì hai cạnh bên song song và bằng nhau
Hình thang cân
Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau
Tính chất
Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau
Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau
Dấu hiệu nhận biết
Hình thang có 2 góc kề 1 đáy bằng nhau là hình thang cân
Hình thang có 2 đường chéo bằng nhau là hình thang cân
Đường trung bình
ĐTB của tam giác
Đường trung bình của tam giác là đoạn thẳng nối trung điểm 2 cạnh của tâm giác
Định lý
Đường thẳng đi qua trung điểm 1 cạnh của tam giác và song song với cạnh thứ 2 thì đi qua trung điểm cạnh thứ 3
Đường trung bình của tam giác thì song song với cạnh thứ 3 và bằng nửa cạnh ấy
ĐTB của hình thang
Đường trung bình của hình thang là đoạn thẳng nối trung điểm 2 cạnh bên của hình thang
Định lý
Đường thẳng đi qua trung điểm 1 cạnh bên của hình thang và song song với 2 đáy thì đi qua trung điểm cạnh bên thứ 2
Đường trung bình của hình thang thì song song với 2 đáy và bằng nửa tổng 2 đáy
Đối xứng tâm
Hai điểm đối xứng qua 1 điểm
Hai điểm gọi là đối xứng với nhau quá 1 điểm nếu điểm đó là trung điểm của đoạn thẳng nối 2 điểm đó
Điểm đối xứng với điểm O qua điểm O cũng là điểm O
Hai hình đối xứng qua 1 điểm
Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua 1 điểm nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm đó và ngược lại
Nếu 2 đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua 1 điểm thì chúng bằng nhau
Hình có tâm đối xứng
1 điểm (A) được gọi là tâm đối xứng của 1 hình nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình đó qua A cũng thuộc hình
Giao điểm 2 đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó
Hình vuông
Hình vuông là tứ giác có 4 góc vuông và có 4 cạnh bằng nhau
Dấu hiệu nhận biết
Hình chữ nhật có 2 cạnh kề bằng nhau
Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc với nhau
Hình chữ nhật có 1 đường chéo là đường phân giác của 1 góc
Hình thoi có 1 góc vuông
Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau
Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi ---> HÌNH VUÔNG LÀ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT CỦA HÌNH CHỮ NHẬT VÀ HÌNH THOI
Đối xứng trục
Hai điểm đối xứng qua 1 đường thẳng
2 điểm gọi là đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng nếu đường thẳng đó là đường trung trực của đoạn thẳng nối 2 điểm đó
Nếu điểm B nằm trên đường thẳng d thì điểm đối xứng với B qua đường thẳng d cũng là điểm B
Hai hình đối xứng qua 1 đường thẳng
Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với 1 điểm thuộc hình kia qua đường thẳng đó và ngược lại
Nếu 2 đoạn thẳng (góc, tam giác) đối xứng với nhau qua 1 đường thẳng thì chúng bằng nhau
Hình có trục đối xứng
Không phải hình nào cũng có trục đối xứng
Đoạn thẳng AB là hình có trục đối xứng và trục đối xứng là đường thẳng d đi qua trung điểm O của đoạn thẳng AB và vuông góc với AB
Hình tròn là hình có vô số trục đối xứng và mỗi trục đối xứng là một đường thẳng đi qua tâm của nó
Hình bình hành
Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song
Định lý
Các cạnh đối bằng nhau
Các góc đối bằng nhau
Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Dấu hiệu nhận biết
Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành
Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau
Tứ giác có 2 cạnh đối song song và bằng nhau
Tứ giác có các góc đối bằng nhau
Tứ giác có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Hình thoi
Hình thoi là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
Định lý
Hai đường chéo vuông góc với nhau
Hai đường chéo là các đường phân giác của các góc của hình thoi
Dấu hiệu nhận biết
Tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
Hình bình hành có 2 cạnh kề bằng nhau
Hình bình hành có 2 đường chéo vuông góc với nhau
Hình bình hành có 1 đường chéo là đường phân giác của 1 góc
Hình chữ nhật
Hình chữ nhật là tứ giác có 4 góc vuông
Tính chất
Hình chữ nhật có tất cả các tính chất của hình bình hành và hình thang cân
Hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Dấu hiệu nhận biết
Tứ giác có 3 góc vuông
Hình thang cân có 1 góc vuông
Hình bình hành có 1 góc vuông
Hình bình hành có 2 đường chéo bằng nhau
Đường thẳng song song với 1 đường thẳng cho trước
Khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song là khoảng cách từ 1 điểm tùy ý trên đường thẳng này đến đường thẳng kia
Các điểm cách đường thẳng b 1 khoảng bằng h nằm trên 2 đường thẳng song song với b và cách b 1 khoảng bằng h
Đại số
Phép nhân và phép chia đa thức
Nhân đơn thức với đa thức
Muốn nhân một đơn thức với một đa thức, ta nhân đơn thức với từng hạng
tử của đa thức rồi cộng các tích với nhau
Ví dụ
Nhân đa thức với đa thức
Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau
Ví dụ
Những hằng đẳng thức đáng nhớ
Bình phương của một tổng
Bình phương của một hiệu
Hiệu hai bình phương
Lập phương của một tổng
Lập phương của một hiệu
Tổng hai lập phương
Hiệu hai lập phương
Phân tích đa thức
thành nhân tử
Là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức
Phương pháp
Đặt nhân tử chung
*Chú ý: Nhiều khi để làm xuất hiện nhân tử chung chúng ta cần đổi dấu các hạng tử --> A = -(-A)
Dùng hằng đẳng thức
Nhóm hạng tử
Phối hợp nhiều phương pháp
Giúp ta rút gọn biểu thức, tính nhanh, giải phương trình
Chia đơn thức cho đơn thức
Quy tắc
Đơn thứ A chia hết cho đơn thức B khi mỗi biến của B đều là biến của A với số mũ ko lớn hơn số mũ của nó trong A
Ví dụ
Chia đa thức cho đơn thức
Quy tắc
Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của đa thức A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau.
Ví dụ
Chia đa thức một biến đã sắp xếp
Phép chia hết
Phép chia có dư