Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Việt Bắc - Coggle Diagram
Việt Bắc
:book:Nhớ về một Việt Bắc đánh giặc, Việt Bắc anh hùng (còn lại)
chữ "rừng" và chữ "núi" lặp đi lặp lại đến năm lần=>tạo thế hiểm của trường thành lũy thép vây bọc quân thù.
Phép tu từ nhân hóa “rừng che, rừng vây” thể hiện vai trò của núi rừng trong công cuộc kháng chiến
Cả vũ trụ, núi rừng Việt Bắc giờ đây đang cùng nhìn về một hướng: đang hướng về cuộc chiến đấu, hướng về sứ mệnh bảo vệ quê hương, đất nước dấu yêu của mình
Hàng loạt địa danh vang lên, mỗi nơi gắn với một thắng lợi vinh quang
=>Nhắc đến những chiến công với một niềm tự hào và trân trọng, tưởng nhớ những người anh hùng đã ngã xuống vì độc lập, tự do của đất nước, của dân tộc.
Không khí của cuộc kháng chiến chống Pháp vào giai đoạn tấn công được miêu tả thật hào hùng, lạc quan
bút pháp thủ thỉ mình - ta kia phải nhanh chóng vươn tới hình thức tráng ca để tạc lấy bức tượng đài hùng vĩ của Việt Bắc kháng chiến
(Quân đi / điệp điệp trùng trùng, Dân công / đỏ đuốc từng đoàn.., Nghìn đêm / thăm thẳm sương dày…)
=>giọng thơ trở nên gắt, mạnh, dồn dập như âm hưởng bước hành quân vũ bão
Hệ thống từ vựng mang sắc thái mạnh: “giăng, vây, mênh mông, điệp điệp, trùng trùng, từng đoàn, muôn, nát đá, thăm thẳm”; hình ảnh kì vĩ: bộ đội, dân công nườm nượp trên những nẻo đường kháng chiến,
Tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước, của nhân dân anh hùng.
từ láy "điệp điệp trùng trùng"
=>sức mạnh của đoàn binh tràn đầy nhiệt huyết
=>diễn tả vẻ đẹp hùng dũng bên ngoài lại vừa miêu tả sức mạnh quật cường bên trong
:book:câu 1 đến câu 4
Quy định âm hưởng của toàn bài.
Cách xưng hô "mình-ta" ngọt ngào => cách xưng hô quen thuộc trong ca dao. :
Thể thơ: lục bát => giàu sắc thái trữ tình + đại từ "mình", "ta", điệp từ "nhỏ" => âm hưởng thơ càng trở nên da diết hơn.
Những câu hỏi dồn dập: "Mình về mình có nhớ ta...Mình về mình có nhớ không..." láy đi láy lại + điệp ngữ "có nhớ"
=> âm điệu thơ day dứt khôn nguôi
=> sự băn khoăn, lo lắng của kẻ ở lại về sự đổi thay trong tình cảm của người ra đi
=> nỗi nhớ thương trào dâng
Bốn câu thơ có sự phối ý tứ rành mạch
hai dòng đầu dành cho yếu tố thời gian
hai dòng sau dành cho yếu tố không gian
Từ "nhớ" lặp ba lần => tô đậm âm hưởng chủ đạo của thi phẩm, gợi niềm lưu luyến, nhớ thương khôn dứt.
Con số 15 năm + "thiết tha, mặn nồng" => vừa tái hiện hiện thực kháng chiến vừa gợi bao ân tình sâu nặng
Cặp lục bát thứ 2 mở ra không gian cụ thể là Việt Bắc (núi, nguồn) và miền xuôi (cây, sông)
=> gợi đến tình cảm cội nguồn
lời đưa tiễn cũng là lời nhắc nhở về những tình cảm thiêng liêng
lời nhắc nhở về những tình cảm thiêng liêng
về đạo lí sống thủy chung cao đẹp của dân tộc chúng ta
gợi nhắc ân tình dành cho Việt Bắc
:book:Câu 21-câu 24 lời hứa chung thủy
:pencil2:Câu thơ “Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh” tiếp tục khẳng định tình nghĩa thủy chung của người ra đi với Việt Bắc.. 3 từ “sau trước, mặn mà, đinh ninh” khiến cho âm điệu thơ vang lên mạnh mẽ như một lời thề, nhấn mạnh sự bền vững của tình cảm.
:pencil2:Câu thơ “Mình đi, mình lại nhớ mình” tạo sự hô ứng chặt chẽ với câu thơ “Mình đi mình có nhớ mình” là một sự khẳng định cho tình nghĩa bền chặt, một lời hứa sắt son.
:pencil2:“Mình đi, mình lại nhớ mình”. Hai vế thơ tiếp nối, hoán đổi trật tự từ, nhấn mạnh sự quyện chặt, quấn quýt không thể tách rời.
:pencil2:Câu thơ “Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu” sử dụng phép tu từ so sánh quen thuộc
:book:Câu 13 - câu 16
Gợi nhớ nghĩa tình của đất và người Việt Bắc
Câu thơ “Trám bùi để rụng, măng mai để già” giàu giá trị biểu cảm
Chữ “để” có thể hiểu là mặc kệ, lơ là, buông xuôi => gợi trạng thái biếng lười, mệt mỏi, trễ nãi
=>vẻ tiều tụy, cô đơn, trống vắng của đất Việt Bắc
Bằng nghệ thuật nhân hóa, núi rừng được miêu tả như tâm trạng của người con gái trong nỗi nhớ thương, sầu buồn
Từ “hắt hiu” và hình ảnh “lau xám” => gợi sự quạnh quẽ, ẩm đạm, thiếu thốn, nghèo nàn của cuộc sống núi rừng
Tương phản với nó là tình nghĩa đậm đà, thủy chung của đồng bào Việt Bắc
:book:câu 9 - câu 12
Gợi nhớ đến những ngày đầu cách mạng đầy gian khổ, thử thách
Vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên để xây dựng chiến khu: “Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù”.
Phép liệt kê, các hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng “mưa nguồn, suối lũ” + các từ ngữ “những, cùng” mang sắc thái nhấn mạnh
=> tái hiện sự tiếp nối của bao nhiêu khó khăn chồng chất
Đối diện với những gian khổ trong đời sống sinh hoạt “Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”
=>Hình ảnh tương phản giữa đời sống thực tế và ý chí con người
=>cụ thể hóa hiện thực cuộc sống kham khổ
=>ngợi ca tình cảm đồng chí, lòng yêu nước của đồng bào các dân tộc Việt Bắc.
:book:Nỗi nhớ về những kỉ niệm với Việt Bắc trong kháng chiến
những kỉ niệm giữa “ta” với “mình” trong kháng chiến
Điệp ngữ “nhớ từng” khiến cho âm điệu thơ càng da diết, cho thấy Việt Bắc lúc nào cũng thường trực trọn vẹn trong lòng người về xuôi.
Câu thơ “Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi” sử dụng phép đối đã góp phần tô đậm sự gắn bó bền chặt giữa “mình” và “ta”, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, đồng cam cộng khổ.
Phép tu từ so sánh trong câu thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu” đã nâng tình cảm của người ra đi đối với Việt Bắc như tình cảm đôi lứa.
Những hình ảnh đặc trưng của Việt Bắc: người mẹ địu con lên rẫy, lớp học bình dân học vụ, những đêm giao lưu văn nghệ ấm áp tình quân dân, tiếng mõ, tiếng chày giã gạo… đã gợi lên rất sống động nhịp sống, nhịp sinh hoạt của Việt Bắc
Nhớ cảnh và người Việt Bắc
''Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người''
vẫn là hình thức câu hỏi tu từ, vừa để nhắc nhở, vừa để giãi bày tình cảm.gợi ra cảnh và người Việt Bắc qua từ “hoa” và từ “người”. Đó là nỗi nhớ về vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên và con người
Bức tranh tứ bình
Cảnh mùa đông
Nói về mùa đông, người ta thường liên tưởng đến một không gian rét buốt, một khung cảnh xám xịt, đìu hiu. Vậy mà, mùa đông Việt Bắc trong thơ Tố Hữu lại thật tươi sáng, ấm áp. Đó là nền xanh bạt ngàn của núi rừng Việt Bắc, điểm xuyết màu đỏ tươi của hoa chuối rừng. Trên lưng đèo, nắng vàng hắt xuống, ánh lên dưới lưỡi dao của người đi rẫy.
Con người hiện lên cũng thật hòa hợp với thiên nhiên. Đó là người lao động khỏe mạnh, rắn chắc, kì vĩ, phi thường.
Cảnh mùa xuân
Bức tranh mùa xuân cũng được tái hiện trong vẻ đẹp của sắc hoa đặc trưng của Việt Bắc: hoa mơ.
Trên nền thiên nhiên ấy, người lao động Việt Bắc hiện ra trong những nét phẩm chất: kiên trì, nhẫn nại và đặc biệt là sự khéo léo, tài hoa. Từ “chuốt” vừa gợi thao tác nhịp nhàng, uyển chuyển, vừa gợi cả đôi bàn tay mềm mại, tinh tế của con người.
Cảnh mùa hè
Người Việt Bắc được nhắc đến trong bức tranh thu không còn là những con người lao động với những công việc cụ thể như trong ba bức tranh trước mà là con người Việt Bắc nói chung với nét đẹp tâm hồn đáng trân trọng: lối sống thủy chung. cất lên tiếng hát ân tình, chung thủy trở thành đối tượng nhớ thương theo mãi người về xuôi, nhắc nhở người ra đi trọn nghĩa trọn tình.
Cảnh mùa thu
Bức tranh thu Việt Bắc trong thơ Tố Hữu mang hơi hướng của những bức tranh thu muôn đời với hình ảnh vầng trăng thanh bình, yên ả
:book: câu 5 đến câu 8
tâm trạng của người về xuôi
Nỗi nhớ da diết, khôn nguôi trong lòng người ra đi
Tấm lòng son sắt thủy chung
Bâng khuâng, xao xuyến không nói nên lời
"Cầm tay nhau biết ói gì hôm nay " ngắt nhịp 2/2/3 cho thấy Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn không một lời đáp
'Ai'' là đại từ phiếm chỉ, mang âm hưởng ca dao, gợi sự hô ứng, đồng vọng
Hình ảnh hoán dụ "áo chàm" cho thấy con người Việt Bắc chân chất, mộc mạc, nghĩa tình bền chặc
Nghệ Thuật :book:
tính dân tộc thể hiện rất đậm đà
+Thể thơ lục bát
Lối đáp dân gian
Cách xưng hô "mình-ta" linh hoạt
Giọng điệu ngọt ngào, tha thiết
Ngôn từ mộc mạc, giàu sức gợi