Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học - Coggle Diagram
Quan niệm về nhận thức trong lịch sử triết học
Khái niệm
Lý luận nhận thức là một bộ phận của triết học, nghiên cứu bản chất của nhận thức, những hình thức, các giai đoạn của nhận thức; con đường để đạt tới chân lý, tiêu chuẩn của chân lý,…
Lý luận nhận thức là khía cạnh thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học, phản ánh tương quan giữa tư duy và tồn tại, trả lời câu hỏi: “con người có thể nhận thức được thế giới hay không?”
Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Nhận thức không phải là sự phản ánh thế giới khách quan mà là sự phản ánh trạng thái chủ quan của con người.. Các đại biểu: Bekerly, Fichte,…
Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Họ có những quan niệm mang tính thần bí về nhận thức.
Plato: Nhận thức chẳng qua là quá trình hồi tưởng, làm cho sống dậy những gì tiềm ẩn trong linh hồn vũ trụ.
Hegel: Nhận thức là quá trình tự ý thức của tinh thần tuyệt đối.
Quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi
Hoài nghi năng lực nhận thức của con người và tất cả các quan niệm, tri thức mà con người đang nắm giữ.
Tiêu biểu: Chủ nghĩa hoài nghi thời cổ đại, Descartes,…
Quan niệm của thuyết không thể biết
Con người không thể nhận thức được bản chất của thế giới khách quan.
Đại biểu: I. Kant,…
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác
Con người có thể nhận thức được thế giới khách quan.
Nhận thức là quá trình phản ánh thụ động, đơn giản, một chiều hiện thực khách quan vào đầu óc con người.
Chủ nghĩa duy vật trước Mác chưa thấy được tính năng động, sáng tạo của ý thức.
Các nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng
Thừa nhận sự vật khách quan tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người.
Cảm giác, tri giác, ý thức nói chung là hình ảnh của thế giới khách quan.
Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra hình ảnh đúng, hình ảnh sai của cảm giác, ý thức nói chung.