Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật - Coggle Diagram
Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
Khái niệm
Phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định.
Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực.
Cái chung và cái riêng
Khái niệm:
Cái riêng là phạm trù triết học để chỉ một SV, HT, một quá trình nhất định..
Cái chung là phạm trù triết học chỉ những mặt, những thuộc tính, yếu tố, quan hệ tồn tại phổ biến trong nhiều SV, HT.
Cái đơn nhất là phạm trù triết học là những đặc tính, tính chất chỉ tồn tại ở một SV, HT và không lặp lại ở sự vật khác.
Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung
Tồn tại khách quan.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng tách rời cái chung.
Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, còn cái chung thì sâu sắc hơn cái riêng
Ý nghĩa phương pháp luận.
Muốn nhận thức được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng
Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng.
Trong hoạt động thực tiễn ta cần chủ động tác động vào sự chuyển hoá cái mới thành cái chung để phát triển nó, và ngược lại cái cũ thành cái đơn nhất để xóa bỏ nó
Nguyên nhân và kết quả
Khái niệm:
Nguyên nhân là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau tạo ra một sự biến đổi nhất định.
Kết quả là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do những tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật, hiện tượng tạo nên.
Biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là tất yếu khách quan
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa lẫn nhau
Sự tác động của nguyên nhân đến kết quả có thể theo hai hướng: thuận, nghịch, vì thế các kết quả được sinh ra từ nguyên nhân cũng khác nhau
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải bắt đầu từ việc đi tìm những nguyên nhân xuất hiện sự vật, hiện tượng.
Cần phải phân loại các nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn.
Phải tận dụng các kết quả đã đạt được để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích đã đề ra.
Tất nhiên và ngẫu nhiên
Khái niệm
tất nhiên: Là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản, bên trong của sự vật, hiện tượng quy định và trong những điều kiện nhất định, nó phải xảy ra như thế, chứ không thể khác.
Ngẫu nhiên: Là phạm trù triết học dùng để chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này hoặc như thế khác.
Quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, là hai mặt vừa thống nhất, vừa đối lập.
Cái tất nhiên đóng vai trò quyết định, cái ngẫu nhiên ảnh hưởng đến tiến trình phát triển.
Ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên có tính chất tương đối.
Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào cái tất nhiên.
Phát hiện cái tất nhiên qua những cái ngẫu nhiên.
Căn cứ vào cái tất nhiên nhưng phải có phương án dự phòng cái ngẫu nhiên.
Tạo ra những điều kiện nhất định để cản trở hoặc thúc đẩy sự chuyển hóa của cái tất nhiên và cái ngẫu nhiên theo mục đích nhất định.
Nội dung và hình thức
Khái niệm
Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ tất cả các mặt, các yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng
Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng
Mối liên hệ
Quy luật phù hợp giữa hình thức với nội dung
Nội dung và hình thức thống nhất với nhau
Ý nghĩa phương pháp luận.
Nội dung quyết định hình thức nên khi xem xét sự vật, hiện tượng thì trước hết phải căn cứ vào nội dung. Muốn thay đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải thay đổi nội dung của nó.
Trong thực tiễn cần phát huy tác động tích cực của hình thức đối với nội dung; mặt khác cũng cần phải thực hiện những thay đổi đối với những hình thức không còn phù hợp với nội dung, cản trở sự phát triển của nội dung
Không được tách rời giữa nội dung và hình thức, hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó.
Bản chất và hiện tượng
quan hệ biện chứng
Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan, có mối liên hệ hữu cơ với nhau.Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng, còn hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của một bản chất nhất định.
Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng:
Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt phong phú và đa dạng;
Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài;
Bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi.
Ý nghĩa phương pháp luận
Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng thì phải đi vào bản chất. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng bản chất, chú ý hiện tượng điển hình.
Phải căn cứ vào bản chất để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác về sự vật, hiện tượng đó.
Khái niệm:
Bản chất: Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động và phát triển của SV, HT.
Hiện tượng : Là phạm trù triết học dùng để những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài;là mặt dễ biến đổi hơn, là hình thức thể hiện của bản chất
Khả năng và hiện thực
Quan hệ biện chứng
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ thống nhất, không tách rời, luôn luôn chuyển hóa lẫn nhau.
Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một hoặc nhiều khả năng: khả năng thực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần, khả năng xa…
Trong đời sống xã hội, khả năng chuyển hóa thành hiện thực phải có điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan.
Khái niệm:
KN: Là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hình thành của hiện thực mới, là cái có thể có nhưng chưa có.
HT: Là phạm trù triết học phản ánh kết quả sự sinh thành, là sự thực hiện khả năng, và là cơ sở để định hình những khả năng mới.
Ý nghĩa
Cần phải dựa vào hiện thực để xác lập nhận thức và hoạt động. Nhận thức toàn diện các khả năng từ trong hiện thực để có được phương pháp hoạt động thực tiễn phù hợp với sự phát triển trong những hoàn cảnh nhất định. Tích cực phát huy nhân tố chủ quan trong việc nhận thức và thực tiễn để biến khả năng thành hiện thực theo mục đích nhất định, đồng thời cũng không tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan.