Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
BÀI 12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925 -…
BÀI 12. PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1925
NHỮNG CHUYỂN BIẾN MỚI VỀ KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI Ở VIỆT NAM SAU
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
Hoàn cảnh
Pháp bị thiệt hại nặng nề sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Chính sách khai thác thuộc địa lần hai của Pháp
Ở Đông Dương, chủ yếu là Việt Nam, Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần hai, từ sau chiến tranh
thế giới thứ 1 đến trước khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)
Mục đích
Bù đắp thiệt hại chiến tranh và làm giàu cho chính quốc. Khai thác triệt để nguồn tài
nguyên, nhân công rẻ mạt. Biến Đông Dương thành thị trường độc chiếm của Pháp
Đặc điểm
Pháp đầu tư mạnh với tốc độ nhanh, quy mô lớn (1924 – 1929 đầu tư khoảng 4 tỉ phrăng).
Chính sách khai thác của Pháp
Nông nghiệp
Đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su
được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh...).
Công nghiệp
Tập trung khai mỏ, đặc biệt là khai thác than.
Phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ, nhằm tận dụng nguồn tài nguyên,
nhân công.
Hạn chế các ngành công nghiệp nặng.
Thương nghiệp
Độc chiếm thị trường Việt Nam (đánh thuế rất cao các mặt hàng nước ngoài...).
Giao thông vận tải
Mở mang giao thông vận tải nhằm phục vụ công cuộc khai thác và mục
đích quân sự.
Tài chính
Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương, phát
hành tiền giấy bạc và cho vay lãi.
Tăng thuế cũ, đặt thuế mới.
Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam
Chuyển biến về kinh tế:
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiếp tục được du nhập
=> làm thay đổi cơ cấu kinh tế, thay
đổi các ngành kinh tế nhưng chỉ mang tính cục bộ.
Kinh tế Việt Nam vẫn nghèo nàn lạc hậu, phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Chuyển biến về xã hội
Giai cấp cũ:
Địa chủ:
Đại địa chủ: trở thành đối tượng của Cách mạng.
Địa chủ vừa và Địa chủ nhỏ: có thể trở thành lực lượng cách mạng.
Nông dân
Bị bần cùng hóa
=> là lực lượng đông đảo của cách mạng
Giai cấp mới:
Tư sản:
Tư sản mại bản: gắn chặt quyền lợi với Pháp
=> trở thành đối tượng cách mạng.
Tư sản dân tộc: có tinh thần dân tộc, tinh thần cách mạng.
Tiểu tư sản tri thức
trở thành lực lượng cho cách mạng.
Công nhân:
phát triển nhanh về số lượng, gắn bó với nông dân, có kỷ luật lao động cao
=> trở
thành lực lượng tiên phong
.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai làm phân hóa xã hội Việt Nam sâu sắc. Xã hội hình thành hai
mâu thuẫn cơ bản:
Mâu thuẫn giai cấp: địa chủ >< nông dân, Tư sản >< Công nhân.
Mâu thuẫn dân tộc (cơ bản nhất): nhân dân Việt Nam >< thực dân Pháp
=> Nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TỪ 1919 ĐẾN 1930
Nguyên nhân, điều kiện bùng nổ.
Khách quan
Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga (1917).
Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919) và sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới sau chiến
tranh.
Tư tưởng dân chủ tư sản và vô sản được du nhập vào Việt Nam
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn =>
Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ
tư sản
Chủ nghĩa Mác – Lênin
=> Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng vô sản.
Sự suy yếu của hệ thống TBCN sau chiến tranh thế giới thứ 1.
Chủ quan
Đất nước bị xâm lược
=> Giải phóng dân tộc là yêu cầu cấp thiế
t
Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo
=> Phải tìm ra con đường cứu
nước mới.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp
=> chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam.
Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Tất Thành xuất thân trong một gia đình nho giáo yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Là một thanh niên sớm có lòng yêu nước, nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các vị tiền bối, nên ông quyết định ra đi tìm đường cứu nước (1911)
Hoạt động
1919
Nguyễn Ái Quốc gửi tới hội nghị Véc xai “Bản yêu sách của nhân dân An Nam”đòi Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam.
7/1920
Đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Bản luận cương giúp Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường giành độc lập và tự do cho dân tộc Việt Nam
12/1920
Tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
=> Đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa dân tộc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chống chủ nghĩa thực dân thành chiến sĩ quốc tế vô sản.
1921
Chủ trì thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
Ra báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân,...và viết
“Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925).
1923
Tham dự Đại hội Quốc tế nông dân tại Liên Xô
1924
Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản.
11/1924
Người về Quảng Châu (Trung Quốc), chuẩn bị cho việc truyền bá chủ nghĩa MácLênin vào Việt Nam.