Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
image, image, image, image, image, image - Coggle Diagram
Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác
Tài nguyên khoáng sản
Biện pháp
Quản lí chặt chẽ việc khai thác, tránh lãng phí và làm ô nhiễm môi trường.
Tài nguyên nước
Biện pháp
Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo cân bằng nước, phòng chống ô nhiễm.
Hiện trạng
Thiếu nước vào mùa khô
Ngập lụt vào mùa mưa
Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng
Tài nguyên du lịch
Biện pháp
Bảo tồn, tôn tạo, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, tránh ô nhiễm môi trường.
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
Tài nguyên rừng
Hiện trạng
DT rừng tăng dần, nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái do phần lớn là rừng non mới phục hồi
Biện pháp
Nâng độ che phủ rừng
Phát triển đối với 3 loại rừng
Rừng phòng hộ
Rừng đặc dụng
Rừng sản xuất
Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
Nguyên nhân
Người dân chưa nhận thức được giá trị của rừng, do đó chưa có ý thức về trổng rừng và bảo vệ rừng một cách hợp lí.
Khai thác, chặt phá rừng bừa bãi
Chặt rừng để làm rẫy, làm bản.
Khai thác khoáng sản
Chính sách quản lý rừng chưa chặt chẽ, còn nhiều sơ hở, chưa xử lí nghiêm các hành vi phá hoại rừng…
Đa dạng sinh học
Nguyên nhân
Diện tích rừng thu hẹp làm nghèo tính đa dạng của sinh vật.
Khai thác tài nguyên quá mức và ô nhiễm môi trường nước.
Biện pháp
Ban hành sách đỏ VN để bảo vệ các nguồn gen động thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Xây dựng, mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Quy định việc khai thác gỗ, động vật, thủy hải sản để sử dụng lâu dài các nguồn lợi SV.
Hiện trạng
Sinh vật tự nhiên nước ta đa dạng nhưng đang bị suy giảm.
Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
Nguyên nhân
lãnh thổ có độ dốc cao, lượng dòng chảy phong phú và có tốc độ khá lớn dễ làm xói mòn đất, rửa trôi và suy thoái chất hữu cơ
canh tác nương rẫy, cây trồng cạn hàng năm theo kiểu quảng canh đã không có tác động bảo vệ đất.
Biện pháp
Đối với vùng núi
thủy lợi, canh tác theo lối làm ruộng bậc thang
trồng cây cải tạo đất hoang, biện pháp nông - lâm kết hợp, định canh định cư…
Đối với đồng bằng
quản lí chặt vốn đất và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp
tăng cường thâm canh, chống bạc màu, chống phèn, chống mặn, chống ô nhiễm đất…
Hiện trạng
Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp.
Cơ cấu các loại hình sử dụng đất: chiếm tỉ lệ cao nhất là đất lâm nghiệp, tiếp đến là đất nông nghiệp.
Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều.
Đất chưa sử dụng còn chiếm tỉ lệ cao, trong đó đa phần là đất bị thoái hóa. Biểu hiện của suy thoái đất là: đất bị bạc màu, nhiễm mặn, đá ong hóa…