Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" - Ngô Gia văn phái - Coggle…
Tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" - Ngô Gia văn phái
Tác phẩm
Nhan đề
Hoàng Lê nhất thống chí: Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh trả lại Bắc hà cho vua Lê
Giá tri nghệ thuật
Kể theo trình tự diễn biến các sự kiện lịch sử
Khắc họa các nhân vật lịch sử một cách chân thực, sinh động
Xuất xứ
Tác phẩm được viết trong thời gian cuối triều đại nhà Lê đến đầu triều đại nhà Nguyễn
Đoạn trích thuộc hồi thứ 14 trên 17 hồi
Giá trị nội dung
Văn bài ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Quang Trung - Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789)
Tác giả
Ngô Gia văn phái
Là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng tả Thanh Oai, tình Hà Tây (nay thuộc Hà Nội)
Ngô Thì Chí (1753 - 1788)
Nhiều tài liệu nói rằng ông là người viết 7 hồi đầu của tác phẩm
Là em ruột của Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống, là người tuyệt đối trung thành với nhà Lê
Ngô Thì Du (1772 - 1840)
Là anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí. Học giỏi nhưng không đỗ đạt gì. Dưới thời Tây Sơn ẩn mình ở khu Kim Bảng. Thời Nguyễn ra làm quan, năm 1827 về nghỉ
Ông là người viết 7 hồi tiếp theo
3 hồi còn lại chưa rõ danh tính người viết
Hình ảnh hoàng đế Quang Trung
Là người có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành được tấc đất nào vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.
Tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng
Là người có tài dụng binh như thần
Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn còn làm chúng ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch từ 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng sẽ vào ăn tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức 2 ngày.
Hành quân xa, liên tục như vậy nhưng đội quân vẫn chỉnh tề cũng là do tài tổ chức của người cầm quân.
Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén trước thời cuộc
Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch thông qua lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An
Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi và dùng người
Trong dịp hội quân ở Tam Điệp, qua lời nói của vua Quang Trung với tưởng Sở và Lân giúp ta thấy rõ: Ông rất hiểu việc rút quân của hai tướng này, sức mình ít nên không thể địch nổi đội quân hùng hậu của nhà Thanh nên đành bỏ thành Thăng Long rút vè Tam Điệp để tập hợp lực lượng
Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá cao và sử dụng như một vị quân sư. Ông cũng tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khép léo để dẹp việc binh đao.
=> Hiểu rõ sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc
Sáng suốt trong việc lên ngôi
Trước biến cố của đát nước, Nguyễn Huệ lên ngôi là điều cần thiết để chỉnh danh vị, lấy niên hiệu là Quang Trung
Việc lên ngôi đã được tính kĩ với mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ anh tài, quan trọng hơn là để "yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người", tập hợp sức mạnh đoàn kết để đánh đuổi giặc Thanh
Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết
Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long mất cả một vùng đất đai rộng lớn mà ông không hề nao núng “định thân chinh cầm quân đi ngay”.
Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời đất”, lên ngôi hoàng đế, dốc xuất đại binh ra Bắc…
Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn luôn là con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn có chủ đích và rất quả quyết.
Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận
Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.
Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt: trong cảnh “khói tỏ mù trời, cách gang tấc không thấy gì” nổi bật hình ảnh nhà vua “cưỡi voi đi đốc thúc” với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng
Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của chiến công vĩ đại.