Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
:pencil2: Vật Lý 8 :pencil2: - Coggle Diagram
:pencil2: Vật Lý 8 :pencil2:
Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều
Chuyển động đều:
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Ví dụ:
Chuyển động của đầu cánh quạt khi quạt quay ổn định
Chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Chuyển động không đều:
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
Ví dụ:
Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.
Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
Vận tốc trung bình của chuyển động không đều:
Công thức:
Trong đó:
s là quãng đường đi được.
t là thời gian để đi hết quãng đường đó.
v là vận tốc trung bình.
Chú ý:
Khi nói đến vận tốc trung bình phải nói rõ vận tốc trung bình đó tính trên đoạn đường nào vì trên các đoạn đường khác nhau, vận tốc trung bình có thể khác nhau.
Bài 1: Chuyển động cơ học
Tính tương đối của chuyển động và đứng yên
Một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác. Ta nói chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc.
Thông thường người ta chọn Trái Đất hay những vật gắn với Trái Đất để làm vật mốc (nhà cửa; cây cối; xe cộ; cột điện; ...)
Một số chuyển động thường gặp:
Đường mà vật chuyển động vạch ra gọi là quỹ đạo của chuyển động.
Tuỳ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo mà ta chia ra các dạng chuyển động:
Chuyển động cong: Chuyển động cong của quả bóng bàn.
Chuyển động tròn: Chuyển động tròn của đầu kim đồng hồ.
Chuyển động thẳng: Chuyển động thẳng của tàu vũ trụ.
Chuyển động cơ học:
Sự thay đổi của một vật theo thời gian so với vật khác (vật mốc) gọi là chuyển động cơ học ( gọi tắt là chuyển động).
Một vật được coi là đứng yên khi vị trí của nó không thay đổi theo thời gian so với vật khác.
Bài 4: Biểu diễn lực
Lực là gì?
Đơn vị của lực là Niutơn (kí hiệu là N)
Dưới tác dụng của lực, ngoài làm thay đổi vận tốc của vật, lực còn có thể làm cho vật bị biến dạng.
Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.
Khi vận tốc của vật thay đổi, ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật
Biểu diễn lực:
Vectơ lực được kí hiệu là F→ , cường độ (độ lớn) của lực kí hiệu là F.
Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:
Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.
Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.
Gốc là điểm đặt của lực (điểm mà lực tác dụng lên vật).
Bài 6: Lực ma sát
Lực ma sát:
Các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó được gọi là lực ma sát.
a) Lực ma sát trượt:
Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.
b) Lực ma sát lăn
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Lực ma sát lăn thường rất nhỏ so với lực ma sát trượt.
c) Lực ma sát nghỉ
Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác.
Lực ma sát nghỉ có đặc điểm:
Cường độ (độ lớn) thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.
Luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên vật.
Đo lực ma sát
Để đo lực ma sát người ta có thể dùng lực kế.
Giả sử cần đo lực ma sát giữa vật với mặt bàn, ta móc lực kế vào vật rồi kéo cho vật chuyển động đều trên mặt bàn để số chỉ của lực kế không đổi. Số chỉ của lực kế khi đó bằng với độ lớn của lực ma sát. Điều này cũng có nghĩa là nếu một vật đang trượt (hoặc lăn) đều dưới tác dụng của một lực có độ lớn F thì lực ma sát trượt (hoặc lăn) trong trường hợp đó cũng có độ lớn là F.
Lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật
Lực ma sát có thể có hại, có thể có ích:
Đối với ma sát có hại thì ta cần làm giảm lực ma sát.
Đối với ma sát có ích, ta cần làm tăng lực ma sát.
Bài 2: Vận tốc
Vận tốc là gì?
Vận tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Chú ý: Dựa vào vận tốc có thể so sánh chuyển động của các vật nhanh hay chậm.
Vật có vận tốc càng lớn thì chuyển động càng nhanh.
Vật có vận tốc càng nhỏ thì chuyển động càng chậm.
Công thức tính vận tốc:
Công thúc: v = s/t
Trong đó:
v là vận tốc.
s là độ dài quãng đường đi được.
t là thời gian để đi hết quãng đường.
Đơn vị vận tốc:
Đơn vị hợp pháp của vận tốc là mét trên giây (m/s) và kilômét trên giờ (km/h)
Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế (hay đồng hồ vận tốc). Tốc kế thường gắn trên xe ô tô, xe máy để đo vận tốc chuyển động của xe.
Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị độ dài và đơn vị thời gian.
Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gọi là tốc kế (hay đồng hồ vận tốc). Tốc kế thường gắn trên xe ô tô, xe máy để đo vận tốc chuyển động của xe.
Bài 5: Sự cân bằng lực - Quán tính
Hai lực cân bằng:
Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.
Dưới tác dụng của các lực cân bằng:
Một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.
Một vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Quán tính:
Lực tác dụng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng nhanh.
Vật có khối lượng càng lớn thì sự biến đổi chuyển động diễn ra càng chậm.
Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính. Có thể nói quán tính là tính chất giữ nguyên vận tốc và hướng chuyển động của vật.