Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chân dung của một người thầy tốt - Coggle Diagram
Chân dung của một người thầy tốt
Nguyễn Công Hoàn: Khiêm tốn
Đức tính Khiêm tốn giúp giáo viên nhận biết con người thật của mình. Một giáo viên tốt giỏi sẽ khiêm tốn trong suy nghĩ, nhận biết sự thiếu thốn của mình, khiêm tốn trong lòng, yêu mến sự hèn mọn của mình, khiêm tốn trong hành vi, đảm nhận mọi hậu quả hành vi của mình.
Khiêm tốn giúp giáo viên có lòng can đảm. Không thoái lui trước những điều không đón chào nơi trường học (ban Giám hiệu không thân thiện, nâng đỡ) và học sinh (ngỗ nghịch, vô lễ, quậy phá...).
Phạm Minh Dũng
Là người có đủ kiến thức trong lĩnh vực mà mình dạy, có tâm với nghề và có khả năng truyền cảm hứng cho học sinh, khiến học sinh "muốn học" môn đó, có kỹ năng sư phạm tốt để diễn giải nội dung một cách dễ hiểu nhất, và nếu có thể thì quan tâm đến từng em học sinh thêm một chút.
Một thầy giáo tốt như một ngọn nến - ngọn nến cháy để soi đường cho những người khác
Lê Diệu Linh: khơi dậy trí tò mò về tri thức cho những học sinh của họ
Mọi phát minh đều đến từ trí tò mò của con người, sự tò mò là nguồn sức mạnh thúc đẩy con người lm việc, học tập và sáng tạo
Trí tò mò cần được khơi dậy bởi nó không tự nhiên mà có, bởi vậy người thầy sẽ thức dậy điều này ở mỗi con người
Trần Phương Ngân: Một người thấy tốt trước hết là phải có có đạo đức và tâm huyết với nghề
luôn có cái nhìn khách quan trong mọi việc, luôn công bằng giữa các học sịnh
không phân biệt giàu nghèo.
Hoàng Xuân Việt:
đạt chuẩn trình độ chuyên môn
-người thầy phải thực sự có lý tưởng nghề nghiệp, yêu nghề và nắm vững kiến thức chuyên môn được đào tạo; tích cực, chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
thầy cô phải thường xuyên đổi mới pp dạy học . tùy theo nội dung từng bài mà lựa chọn pp kỹ thuật hình thức dạy học khác nhau
Phan Tuyết Ngân: Luôn đam mê việc dạy học, luôn tiếp thu những tiến bộ mới trong khoa học - công nghệ
tiếp thu những cách học mới, sáng tạo những phương pháp ứng dụng công nghệ 4.0
hướng dẫn học sinh sử dụng những cách học qua hình thức mới
Đinh Đăng Mạnh: Mang đến những thách thức mới cho học sinh
Người thấy tuyệt vời chẳng bao giờ hài lòng với những thành quả đã đạt được của học sinh.
Thầy luôn tạo ra thách thức, áp lực cho mỗi học sinh. Áp lực sẽ buộc học sinh phải liên tục phấn đấu và liên tục đẩy mình đến những giới hạn mới. Điều này sẽ mang lại cơ hội phát triển cho học sinh không chỉ ở thời điểm đó mà còn cả trong tương lai.