Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Việt Bắc, Đoạn 2 Nỗi nhớ Việt Bắc - Coggle Diagram
Việt Bắc
(8 câu đầu) Khung cảnh chia tay, tâm trạng của người đi – kẻ ở
:
(4 câu đầu)
Lời người Việt Bắc nhắn nhủ tâm tình buổi chia tay
Lối đối đáp “mình – ta”
quen thuộc trong ca dao, dân ca
Người Việt Bắc với người cán bộ cách mạng
Sự phân thân của cái tôi trữ tình tác giả
Lối đối đáp quen thuộc trong ca dao dân ca, giữa nam và nữ thường để nói về tình yêu đôi lứa, tình cảm riêng tư
Trong bài nói về tình yêu đất nước, sự gắn bó giữa nhân dân với người cán bộ kháng chiến
:arrow_right: Mối quan hệ chính trị trở nên gần gũi – biểu đạt sâu sắc mối quan hệ gắn bó quân dân với cách mạng thắm nồng, keo sơn
chia 2 lối đôi đấp ( ng việt bắc & ng việt xuôi)
Các câu hỏi tu từ gói trọn một thời kì cách mạng
Thời gian : “ mười lăm năm ấy” (1939-1954) - con số cụ thể ghi lại thời gian của một thời kỳ hoạt động cách mạng bao kỷ niệm
Hai vế đan xen hình ảnh của “cây”, “núi”, “sông”,”nguồn”
Không gian : gợi nhắc câu tục ngữ quen thuộc “uống nước nhớ nguồn”
:arrow_right: Vừa gợi không gian rộng lớn, hoang sơ, kì vĩ của một vùng căn cứ địa cách mạng vừa kín đáo gợi ý thức về sự biết ơn, trân trọng cội nguồn
Điệp từ “nhớ”
– 4 lần
2 tính từ biểu cảm
“thiết tha”
và
“mặn nồng”
:arrow_right: Nhấn mạnh sự da diết, tình cảm keo sơn gắn bó giữa cán bộ Cách Mạng - nhân dân Việt Bắc
Thơ Tố Hữu đâu chỉ là thơ kháng chiến, mà đó còn là những bài học về cách sống, đạo lí làm người.
:arrow_right: Đừng quên nguồn cội, đừng quên quê hương Cách Mạng nghĩa tình
(4 câu sau)
Tâm trạng lưu luyến của cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc
(Lời của người ra đi)
Đại từ “ai” phiếm chỉ
như mông lung
:arrow_right: Dẫu là ai trên mảnh đất ấy cũng đều yêu thương
“tha thiết
” – là đối ứng của thiết tha ở trên, có sự tráo đổi vị trí nhưng cùng chung một sắc thái, mức độ và âm hưởng
:arrow_right: Sự đồng điệu trong sự đáp lời
Phép đối:
gợi lên bao dư ba trong tâm trạng người ra đi, trong lòng thì
“bâng khuâng trong dạ
”, ngoài mặt thì
“bồn chồn bước đi”
:arrow_right: Bước chân ngập ngừng đó tan thấm vào các câu thơ, đọng ôm lại trong hai từ láy “bâng khuâng”, “bồn chồn”.
3 từ láy
“tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn”
:arrow_right: Tạo hiệu quả nghệ thuật cảm xúc đã được biểu thị bằng bước chân ngập ngừng
Hình ảnh
“áo chàm”
: nghệ thuật hoán dụ khắc hoạ bản sắc trang phục của đồng bào Việt Bắc
Người cán bộ kháng chiến ra đi nhớ cảnh Việt Bắc, nhớ “áo chàm”, nhớ tiếng, nhớ người, nhớ tình cảm của người Việt Bắc dành cho kháng chiến.
:arrow_right: Nỗi nhớ đó nói lên tấm lòng thuỷ chung son sắt đối với quê hương cách mạng.
“Phân li”
: từ Hán Việt trang trọng mang màu sắc cổ điển nhưng cuộc chia tay ở đây lại mang màu sắc hiện đại
Nhớ thương nhưng không buồn đẫm lệ li biệt vì nó mang niềm tin của những con người làm nên chiến thắng
:arrow_right: Phân li không phải là biệt li mà chia tay để gặp lại vào một ngày mai tươi sáng
Khép lại cảnh chia tay là một khoảnh khắc vô ngôn mà hữu ý
Động tác
"cầm tay nhau"
Những cái bắt tay trong nghẹn ngào, đôi bàn tay của kẻ đi, người ở dùng dằng bên nhau không muốn rời xa…nói lên bao lưu luyến, nặng trĩu, thật cảm động như sự gắn kết, gắn bó giữa Cm và người dân
“biết nói gì hôm nay”
Lời thơ ngân ra, trầm lắng như đong đầy cảm xúc, ngôn từ như bất lực, không phải không có gì để trình bày mà là có quá nhiều điều muốn nói, nhiều đến nỗi không không biết phải nói điều gì
:
Đoạn 2
Nỗi nhớ Việt Bắc
Bức tranh tứ bình
khắc họa đặc trưng bốn mùa
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
“Hoa
”: (nghĩa rộng) cảnh sắc tươi đẹp của Việt Bắc
:arrow_right:
Cảm xúc của người đi được lắng lại, trong suốt, để lại trong ký ức những gì đẹp đẽ nhất, lung linh nhất.
“Những hoa cùng người
”: Vẻ đẹp thiên nhiên - hình ảnh con người trong lao động, trong sinh hoạt luôn song hành
lời ướm hỏi ý nhị, đưa đẩy duyên dáng
Câu hỏi tu từ
hướng về người ở lại
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Con người
hiện lên với tư thế dũng mãnh
"“dao gài thắt lưng”
:
Khung cảnh mùa đông
Thiên nhiên
“hoa chuối đỏ tươi
” và “
nắng ánh
” nổi bật nền phông xanh của núi rừng
sắc
xanh
đặc trưng của rừng già
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Con người
:arrow_right:
Gợi niềm cảm phục bàn tay tài hoa khéo léo của những người lao động nhỏ bé nơi chiến khu
“chuốt từng sợi giang”: tỉ mỉ, cẩn thận
công việc “đan nón”: nhẹ :nhàng :
Thiên nhiên
“trắng rừng” : đảo ngữ
nhấn mạnh sắc trắng của hoa mơ
:arrow_right: Cả khu rừng như trở nên bừng sáng bởi màu trắng của hoa mơ.
“hoa mơ” tinh khôi, trải bạt ngàn
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Con người:
“một mình”: đơn độc lẻ loi
“hái măng”: cung cấp lương thực
:arrow_right: những người dân Việt Bắc làm công việc chăm sóc một cách thầm lặng
“cô em gái”: coi đồng bào Việt Bắc như người ruột thịt
Thiên nhiên:
“rừng phách đổ vàng”: màu vàng rực đầy sức sống
“đổ” : sự chuyển biến đột ngột của thiên nhiên mùa hè
“Ve kêu” : đánh thức không gian
• sự cộng hưởng màu sắc - âm thanh
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”
Thiên nhiên
Ánh trăng của hy vọng về tương lai tươi đẹp
"Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỷ"
Nguyễn Duy
“trăng rọi hòa bình":
ánh sáng của hòa bình, hạnh phúc
Gợi ký ức chiến đấu gian khổ
Nỗi nhớ của người ra đi với
con người Việt Bắc
cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến
thiên nhiên Việt Bắc
(6 câu đầu)
Nỗi nhớ sâu đậm của người ra đi với những vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc
Điệp từ: “Nhớ”
– mở đầu 3 cặp thơ lục bát
:arrow_right:: Thể hiện nỗi nhớ da diết.
So sánh:
“Nhớ gì như nhớ người yêu”
“gì”:
nỗi nhớ mơ hồ, vô định, mông lung
:arrow_right: Gợi mở cõi mênh mông của nhớ thương
“ nhớ người yêu” :
nỗi nhớ ám ảnh, thường trực, nhiều khi mãnh liệt đến mức phi lý
:arrow_right: Dùng tình cảm riêng tư để biểu đạt tình cảm chính trị, phản ánh cái lớn lao, thiêng liêng trong cái bình thường, cá thể -> Nội dung chính trị giàu chất trữ tình
:arrow_right: Phép so sánh thể hiện sắc thái đặc biệt nhất và mức độ cao nhất của nỗi nhớ con người. Qua đó, Tố Hữu bộc lộ niềm gắn bó sâu nặng và nỗi nhớ thương về mảnh đất Việt Bắc.
Thiên nhiên
“Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre”
Những hình ảnh quen thuộc của thiên nhiên Việt Bắc : thơ mộng, huyền ảo, hoang sơ, bình yên
:arrow_right: Bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc.
Hình ảnh “trăng lên”, “nắng chiều” vừa nói nỗi nhớ xuyên suốt cả thời gian vừa như gợi lại kí ức một cuộc hẹn hò nào đó và những khoảnh khắc cuối ngày đong đầy niềm xao xuyến...
“bản khói cùng sương”: mở ra bức tranh bản làng Tây Bắc quanh năm bên sương khói mờ ảo.
:arrow_right: Tác giả không tả kĩ mà chỉ gợi nhắc những hình ảnh này vì những người cũng từng có trải nghiệm này khi nghe qua sẽ cảm thấy có 1 chút bồi hồi.
Con người
“Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”
“Người thương”: từ “người yêu” ở câu thơ mở đầu đoạn thành “người thương”
:arrow_right: Hình ảnh con người ở Việt Bắc ngày càng mơ hồ hơn.
Chữ “thương” hàm chứa nét đặc trưng trong tâm hồn người Việt Nam từ xưa đến nay
:arrow_right: Dùng chữ “thương” để thể hiện tình cảm sâu thẳm và đây là tình cảm quý báu, đặc trưng của mọi người dân Việt Nam.
“sớm – khuya – đi – về”: phép đối (thời gian – thời gian, hành động – hành động)
:arrow_right: gợi bóng dáng con người cần cù lao động trong vòng quay của cuộc sống hằng ngày.
:arrow_right: Câu thơ mang chút ngậm ngùi, thương cảm, xót xa cho cuộc sống cực khổ của con người nơi đây.
Địa danh
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê
“vơi đầy” gợi trạng thái cảm xúc
:arrow_right: không chỉ là những địa danh thông thường mà trải ra trong câu thơ là địa chỉ của kỉ niệm, tình cảm.
Câu thơ cuối: nhịp ngắt 2/2/2/2 : những cảm xúc đắp nối nhau tạo sự liền mạch của nỗi nhớ.
Điệp từ “từng” : chỉ nỗi nhớ cụ thể, đi vào tận ngóc ngách tâm hồn con người.
:arrow_right: Qua từng câu thơ kể về quang cảnh ở Việt Bắc, tác giả như mở ra một hành trình đi sâu vào tâm tưởng con người từ nhòa nét trở nên sáng tỏ.