Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ÔN TẬP "CHỊ EM THÚY KIỀU"-NGUYỄN DU - Coggle Diagram
ÔN TẬP "CHỊ EM THÚY KIỀU"-NGUYỄN DU
TÁC GIẢ NGUYỄN DU
gia đình
cha: Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức tể tướng
ông sinh ra trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống về văn chương
anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan to dưới triều Lê-Trịnh
cuộc đời
1786-1796: cuộc đời gió bụi trên đất Bắc
1796-1802: sống tại quê nhà
1802-1820: làm quan triều Nguyễn
9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ, sống và học tập ở Thăng Long. học giỏi, đỗ 3 trường thi Hương
được cử đi Trung Quốc lần hai nhưng chưa kịp đi đã ốm và mất ở Huế
thời đại
ông sống trong khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, là thời kì lịch sử có nhiều biến động, xã hội phong kiến khủng hoảng sâu sắc.
sự nghiệp
chữ Hán: 3 tập, 243 bài
chữ Nôm: xuất sắc nhất là tác phẩm "Đoạn Trường Tân Thanh"(hay còn gọi là Truyện Kiều)
tác giả Nguyễn Du
Quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh
Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên
BỨC CHÂN DUNG HAI CHỊ EM THÚY KIỀU
cốt cách, dáng vẻ thanh cao như hoa mai
tâm hồn trong sáng, ngây thơ, tinh khiết như hoa tuyết
cả 2 đều là tuyệt sắc giai nhân:"ả tố nga"
xuất thân trong gia đình trung lưu
Thúy Kiều là chị
Thúy Vân là em
2 chị em đều tuyệt đẹp
"mỗi người một vẻ"
"mười phân vẹn mười"
CHÂN DUNG THÚY KIỀU
TÀI NĂNG VÀ TÂM HỒN
người con gái thông minh, có trí tuệ thiên bẩm
hội tụ đủ 4 yếu tố: cầm,kì,thi,họa
tài đàn của nàng vượt trội hơn cả: "làu bậc ngũ âm"
nàng còn giỏi cả sáng tác, khúc nhạc "Bạc mệnh" là do chính nàng tự viết
NHAN SẮC
vẻ đẹp khiến hoa ghen, liễu hờn, nước phải nghiêng, thành phải đổ
vẻ đẹp đó cũng dự báo về tính cách, số phận nàng: cuộc đời sóng gió, gian truân, trắc trở
chân mày thanh tú, xinh đẹp như dáng núi mùa xuân
đôi mắt trong sáng, tĩnh lặng,sâu thẳm như làn nước mùa thu
CHÂN DUNG THÚY VÂN
mái tóc dài đen óng ả, mượt mà,nhẹ hơn mây
làn da mịn màngf, trắng hơn tuyết
giọng nói trong trẻo, hàm răng ngọc ngà đoan trang thùy mị
nụ cười tươi như hoa đang khoe sắc
cặp chân mày cong, đậm nét như mày ngài
dự đoán số phận, tương lại êm ấm, bình lặng đang chờ đón
Khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu,xinh đẹp như ánh trăng
XUẤT XỨ, BỐ CỤC,CHỦ ĐỀ
bố cục: 4 phần
phần 2(4 cấu tiếp): chân dung của Thúy Vân
phần 3(12 câu tiếp): chân dung Thúy Kiều
phần 1(4 câu thơ đầu): giới thiệu chung về hai chị em
phần 4(còn lại): cuộc sống và phẩm hạnh của hai chị em
chủ đề
miêu tả bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Vân và Kiều
dự báo tương lại, số phận của hai nàng
xuất xứ
trích trong tác phẩm "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều)
là câu thứ 15 đến câu thứ 38 của phần 1: Gặp gỡ và đính ước
CUỘC SỐNG, PHẨM HẠNH CỦA 2 CHỊ EM
cuộc sống của hai nàng êm đềm, bình lặng,kín đáo trong "trướng rủ màn che"
dù đã đến độ tuổi "cài trâm, búi tóc" mà hai chị em vẫn giữ nề nếp, gia giáo con nhà học thức
không chỉ là bậc tuyệt thế giai nhân mà hai chị em còn đức hạnh và sống khuôn phép
BÚT PHÁP ƯỚC LỆ TƯỢNG TRƯNG
tượng trưng: hình ảnh không được hiểu theo nghĩa tả thực mà hiểu theo nghĩa ẩn dụ, tượng trưng
quy ước, hình ảnh quen dùng trở nên phổ biến
ước lệ tượng trưng:Sử dụng những quy ước trong nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên để nói về vẻ đẹp của con người.
NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ NHÂN VẬT
Thúy Vân
Nguyễn Du đã sử dụng các hình ảnh "mây, tuyết, hoa, ngọc" để nói về vẻ đẹp trong sáng, hiền hậu, đoan trang của Vân.
--> gợi ấn tượng tốt đẹp về một người phụ nữ trong khuôn khổ, lễ giáo phong kiến xưa
điều đó đã dự báo về số phận, tương lai của Thúy Vân: nàng sẽ có một cuộc sống suôn sẻ, êm đềm, không gặp sóng gió, trắc trở vì trước vẻ đẹp chuẩn mực của nàng, thiên nhiên đều tự nguyện "thua, nhường"
Tác giả dùng bút pháp ước lệ tượng trưng- một bút pháp miêu tả được sử dụng trong văn học trung đại để miêu tả nhan sắc, vẻ đẹp của Thúy Vân
Thúy Kiều
thủ pháp đòn bẩy: "Kiều càng sắc sảo mặn mà- So bề tài sắc lại là phần hơn" --> Thúy Vân đã đẹp, Thúy Kiều lại còn đẹp hơn
Tác giả cũng đã sử dụng thủ pháp "vẽ mây nẩy trăng, một bút pháp miêu tả trong văn học trung đại
nhà thơ chỉ miêu tả bức chân dung của Thúy Vân với 4 câu thơ. nhưng bức chân dung của Kiều lại có 12 câu thơ
--> Thúy Kiều không chỉ đẹp về nhan sắc mà còn vô cùng tài năng
Biện pháp so sánh: "sắc" và "tài" luôn đi đôi với nhau
thành ngữ "Nghiêng nước nghiêng thành"- gợi vẻ đẹp cuốn hút khiến nước phải nghiêng, thành phải đổ
vẻ đẹp và tài năng của Kiều hoàn hảo đến nỗi khiến thiên nhiên phải ghen hờn, đố kị--> dự báo một số phận gian truân, trắc trở, sóng gió, trái ngược với Thúy Vân