Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CÁC KIỂU CÂU TIẾNG VIỆT - Coggle Diagram
CÁC KIỂU CÂU TIẾNG VIỆT
Theo cấu tạo ngữ pháp
Câu đơn
Khái niệm
Câu đơn là câu được cấu tạo từ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ
Có ba loại câu đơn
Câu đơn bình thường là câu đơn có đủ 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu.
Ba mẹ đang ăn cơm
Bé Na học rất giỏi
Con đi học
Câu đơn đặc biệt là câu chỉ có một bộ phận làm nòng cốt, không xác định được đó là bộ phận gì.
Mưa (xác định cảnh tượng)
Tâm! Tâm ơi! (kêu, gọi)
Ôi! Vui quá (bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ)
Câu đơn rút gọn là câu đơn không có đầy đủ cả 2 bộ phận chính làm nòng cốt câu (một bộ phận, đôi khi cả 2 bộ phận của câu đã bị lược bỏ trong khi đối thoại.
Lan ơi, bao giờ lớp ta lao động?
Sáng mai. (Nòng cốt câu đã bị lược bỏ. Hoàn thiện lại: Sáng mai, lớp ta lao động)
A nói với B: Bao giờ cậu về quê?
B: Cuối tuần này.
A hỏi nhóm bạn: Sáng mai ai đi chơi công viên không?
B,C đồng thanh: Mình.
Câu ghép
Khái niệm
Là câu có từ hai kết cấu chủ vị trở lên, có quan hệ ý nghĩa nhưng không bao hàm lẫn nhau
Có 2 loại câu ghép
Câu ghép chính phụ
Câu ghép chính phụ nhượng bộ, tăng tiến thường sử dụng các quan hệ từ như tuy rằng, dù rằng, mặc dầu - nhưng, càng - càng, không chỉ - mà,...
Bé Bo càng lớn càng giống ông nội
Mặc dầu nhà tôi nghèo nhưng bố mẹ tôi vẫn lo cho tôi đi học
Gừng càng già càng cay
Câu ghép chính phụ mục đích thường sử dụng các quan hệ từ như: để, để cho, cho - thì,...
Cô giáo múa mẫu để các cháu làm theo
Mẹ mua áo ấm để mặc mỗi khi trời lạnh
Bạn Nam ăn rau để bổ sung chất xơ
Câu ghép chính phụ điều kiện thường sử dụng các quan hệ từ như: nếu, hễ, giá mà, miễn là, giả sử - thì, là,
Nếu tôi học giỏi mẹ tôi sẽ tặng tôi một chiếc xe máy mới
Miễn là tôi làm bài tập xong thì mẹ tôi sẽ cho tôi đi chơi
Gía mà tôi tôi tập thể dục điều độ thì tôi sẽ khỏe hơn
Câu ghép chính phụ nhiều tầng: là câu ghép lớn, trong đó có một hay nhiều câu ghép con ở nhiều tầng khác nhau
Các bạn phải chạy thật nhanh, nếu không chạy thật nhanh thì lớp chúng ta sẽ bị thua
Bạn My không đi học vì hôm qua bạn My ngủ quên, bạn ấy ngủ quên là vì không có ai đánh thức bạn ấy.
Câu ghép chính phụ có nguyên nhân - kết quả thường sử dụng các quan hệ từ như: Bởi vì - nên, sở dĩ - là vì, do - mà
Sở dĩ bạn Bắp hay đi học muộn là do nhà bạn Bắp ở rất xa trường
Bởi vì trời mưa nên sân nhà tôi ướt hêt
Vì tôi không học bài nên tôi bị điểm xấu
Câu ghép đẳng lập
Các câu thường sử dụng các liên từ: và - còn, khi - thì, hoặc - hoặc, không những - mà còn, chưa - đã, càng - càng, vừa - đã, bao nhiêu - bấy nhiêu...
Trời càng tối thì không khí càng lạnh
Bé Nhím chưa ăn cơm mà đã uống sữa
Cô giáo con không những đẹp mà cô còn rất giỏi