Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
BÀI 2.2: Triết học về phạm trù ý thức - Coggle Diagram
BÀI 2.2: Triết học về phạm trù ý thức
Phần 1: Nguồn gốc của ý thức
Chủ nghĩa duy tâm; ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn, là cơ sở sinh ra, chi phối, sự biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình: đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng:
a, Nguồn gốc tựnhiên:
+Bộ não người: Ý thức thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ não người.
+Thế giới khách quan: Sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ não người thông qua quá trình phản ánh sinh ra ý thức.
Các hình thức phản ánh của vật chất: • Phản ánh vật lý, hoá học, • Phản ánh sinh học, • Phản ánh ý thức, Phản ánh tâm lý.
b. Nguồn gốc xã hội:
Lao động: yếu tố quyết định đến sự hình thành ý thức của con người vì
Thông qua hoạt động lao động, con người đã từng bước nhận thức được thế giới, có ý thức ngày càng sâu sắc về thế giới
+Trong lao động con người sử dụng công cụ lao động tác động vào các đối tượng, dẫn đến những hiểu biết sâu sắc
Thông qua thực tiễn, những sáng tạo trong tư duy con người, in đậm dấu ấn của bàn tay và khối óc con người.
Trong quá trình lao động, con người liên kết với nhau, làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội đã làm cho ngôn ngữ xuất hiện.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức.
Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của ý thức
Vai trò: vừa là công cụ giao tiếp, vừa là công cụ của tư duy.
Phần 2: Bản chất của ý thức
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
b. Ý thức là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội
Ý thức là kết quả của quá trình phản ánh có định hướng, có mục đích rõ rệt.
Là hiện tượng xã hội, ý thức hình thành, phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn xã hội đa dạng, phong phú mà qua đó con người làm biến đổi thế giới.
Sự phản ánh ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt:
Một là: Trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh: có định hướng và chọn lọc những thông tin cần thiết.
Hai là: mã hóa các đối tượng vật chất thành các ý tưởng tinh thần phi vật chất, là quá trình “sáng tạo lại” hiện thực
Ba là: quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông qua hoạt động thực tiễn biến cái quan niệm thành cái hiện thực, biến cái ý tưởng phi vật chất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực.
→ Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ sở thực tiễn xã hội – lịch sử.
Kết luận
Ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất cao nhất là bộ óc con người.
Cấu trúc hoàn thiện của bộ óc người là nền tảng vật chất đê ý thức hoạt động.
Hoạt động thực tiễn và đời sống xã hội phong phú tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy ý thức hình thành, phát triển.
Thuộc tính đặc trưng bản chất nhất của ý thức là sáng tạo.
a. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
Nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức phản ánh là chủ quan.
Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài “di chuyển” vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó.
Kết quả phản ánh của ý thức phụ thuôc nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh.
Phần 3: Kết cấu của ý thức
a. Các lớp cấu trúc của ý thức: Tri thức, Tình cảm, Ý chí
b. Các cấp độ của ý thức: Tự ý thức, Tiềm thức, Vô thức
c. Vấn đề “trí tuệ nhân tạo”