Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ - Coggle Diagram
ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN LỊCH SỬ
Chương 1: Tại sao cần học lịch sử
Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến hiện nay
Có 4 nguồn tư liệu để khám phá lịch sử
Tư liệu gốc
Tư liệu gốc là tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện lịch sử, ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, phản ánh sự kiện lịch sử đó
Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử
Tư liệu truyền miệng
Tư liệu truyền miệng gồm nhiều thể loại như truyền thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca,...được truyền từ đời này qua đời khác
Trong giai đoạn chưa có chữ viết, tư liệu truyền miệng được xem là một nguồn thông tin để tìm hiểu lịch sử
Tư liệu chữ viết
Tư liệu chữ viết bao gồm các bản chữ khắc trên xương, mai rùa, vỏ cây, đá, các bản chép tay hay in trên giấy,...
Ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra
Tư liệu hiện vật
Tu liệu hiện vật là những dấu tích vật chất của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất như các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm,....
Tư liệu hiện vật không chỉ là bằng chứng giúp chúng ta tìm hiểu và dựng lại lịch sử mà còn được sử dụng để kiếm chứng các tự liệu chữ viết
Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã phát hiện quy luật di chuyển của Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời để tính thời gian và làm ra lịch
179 TCN cách năm 2021 là 2200 năm ; 111 TCN cách năm 2021 là 2132 năm ; 248 TCN cách năm 2021 là 2269 năm
Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dượng lịch, gọi là Công lịch.
1 thập kỉ là 10 năm
1 thế kỉ là 100 năm
1 thiên niên kỉ là 1000 năm
Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời
Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
Chương 2: Thời kì nguyên thủy
a) Nguồn gốc loài người
Quá trình tiến hóa từ vượn thành người;
Vươn người➠ Người tối cổ➠ Người hiện đại (người tinh khôn)
Sự khác nhau giữa vượn người và người tối cổ:
Thoát khỏi đời sống leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai chân
Thể tích não lớn hơn
Biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động
Những địa điểm tìm thấy dấu tích người tối cổ ở Việt Nam:
Núi Đọ
Quan Yên (Thanh Hóa)
Xuân Lộc (Đồng Nai)
Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn)
An Khê (Gia Lai)
Bàu Tró (Quảng Bình)
Cái Bèo, Hạ Long (Quảng NInh)
Quỳnh Văn (Nghệ An)
Phạm vi phân bố Người tối cổ ở Việt Nam rộng rãi khắp cả nước
b) Xã hội nguyên thủy
Xã hội nguyên thủy trải qua 2 giai đoạn là bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc
Đời sống vật chất:
Luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng suất
Sống trong hang động, mái đá, biết làm lều để ở.
Biết trồng trọt, chăn nuôi.
Đời sống tinh thần:
Biết làm đồ trang sức, vẽ trang trí, có tục chôn cất người chết.
c) Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai câp
Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ khi khai thác=> Đầu thiên niên kỉ II TCN, họ đã luyện được đồng thau và sắt.
Một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy Việt Nam:
Phát hiện ra thuật luyện kim, chế tác công cụ lao động, vũ khí bằng đồng
Mở rộng địa bản cư trú, chuyển dần xuống vùng đồng bằng định cư ven các con sông lớn
Làm nông nghiệp trồng lúa nước, chăn nuôi, nung gốm ở nhiệt độ cao, đúc công cụ và vật dụng bằng đồng
Chương 3: Xã hôi cổ đại
Ai Cập cổ đại
Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại:
Cư dân Ai Cập cổ đại sống ở lưu vực sông Nin. Họ sống theo từng công xã và được gọi là Nôm.
Từ thiên niên kỷ thứ IV TCN, các Nôm ở miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập. Còn các Nôm ở miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập.
Khoảng năm 3000 TCN, vua Na- mơ (Namer), hay vua Mê- nét (Menes) đã thống nhất thượng và hạ Ai Cập và tạo ra nhà nước Ai Cập cổ đại.
Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ai cập cổ đại
Chữ viết
Người Ai Cập cổ đại dùng hình vẽ để biểu đạt ý niêm, suy nghĩ, về sau cải tiến theo hướng đơn giản hóa, chỉ lấy một phần điển hình của sự vật tạo nên chữ
Họ khắc chữ tượng hình trên những phiến đá, sau nhờ có giấy làm từ cây pa-pi-rút (một loại cây sậy mọc ven bờ sông Nin), họ đã lưu trữ được lượng lớn thông tin
Toán học
Hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến danh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích. Vì vậy, họ rất giỏi về hình học
Những hiểu biết này là cơ sở để họ xây dựng những kim tự tháp kì vĩ
Kiến trúc và điêu khắc
Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Ai Cập là các kim tự tháp
Nhiều tác phẩm được coi là báu vật của nghệ thuật nhân loại như tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti (Nefertiti), phiến đá Na-mơ, mặt nạ bằng vàng của vua Tu-tan-kha-mun (Tutankhamun)
Y học: Kĩ thuật ướp xác
Họ ướp xác để đợi linh hồn tái sinh và xây kim tự tháp để cất giữ xác ướp
Nhờ ướp xác nên họ rất giỏi về giải phẫu học, biết rõ các bộ phận cơ thể người
Việc sử dụng tinh dầu thực vật trong quá trình ướp xác đã đem đến cho họ kiến thức về các loại thuốc bằng thảo mộc, tinh dầu,....