Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bảng đặc tả ĐGGK Hóa học 12 - Coggle Diagram
Bảng đặc tả ĐGGK Hóa học 12
ESTE
Nhận biêt
Khái niệm được este đơn chức; Công thức của este đơn chức no mạch hở
Biết được công thức của este số C < 5
Biết được phản ứng điều chế este (phản ứng este hóa)
Biết được tính chất vật lí: Trạng thái, mùi thơm đặc trưng của một số este (trong SGK)
Biết được tính chất hóa học đậc trưng của este: Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit và trong dungdi5ch kiềm (Phản ứng xà phòng hóa)
Thông hiểu
Viết công thức cấu tạo của các este có số C < 5
Gọi tên các este có số C < 5
Dự đoán được sản phẩm tạo thành trong phản ứng thủy phân este (trong dung dịch axit và kiềm)
Tính được khối lượng muối sinh ra trong phản ứng xà phòng hóa khi cho biết lượng este và ngược lại
Dự đoán được axit và ancol tương ứng để điều chế este cho sẳn
Vận dụng
Liên kết được các kiến thức về công thức, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của este và lipit (cho dạng liệt kê các phát biểu)
Tìm công thức phân tử este (đơn, no mạch hở) thông qua phản ứng cháy, từ đó xác định công thức cấu tạo đúng của este
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng este trong hỗn hợp
Xác đinh công thức phân tử, công thức cấu tạo và gọi tên este dựa vào phản ứng xà phòng hóa
LIPIT
Nhận biết
Biết được khái niệm về chất béo. Chất béo no thường là mỡ động vật và chất béo không no thường là dầu thực vật.
Biết được công thức của các axit béo và các trieste tương ứng (tạo từ glixerol và 1 axit béo)
Trạng thái, tính tan của dầu thực vật và mỡ động vật
Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân trong dung dịch axit; Phản ứng xà phòng hóa. Tỉ lệ số mol của trieste với (NaOH KOH), glixerol
Sự chuyển hóa chất béo lỏng (triolein) thành chất béo rấn (tristearin)
Thông hiểu
Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của chất béo (trieste được tạo từ glixerol với 1 axit béo và 2 axit béo)
Viết được các phương trình hoá học hidro hóa triolein, trilinolein thành tristearin (lưu ý tỉ lệ số mol của trieste với hidro phản ứng)
Tính được khối lượng của glixerol hoặc muối natri của axit béo khi cho biết khối lượng của trieste cụ thể hoặc lượng NaOH phản ứng vừa đủ (dùng định luật bảo toàn khối lượng)
Tìm công thức của trieste thông qua phản ứng xà phòng hóa (cho khối lượng trieste và khối lượng muối natri của axit béo)
GLUCOZƠ - FRUCTOZƠ
Nhận biết
Khái niệm cacbohidrat; Các chất tiêu biểu trong 3 nhóm cacbohidrat
Glucozo và fructozo là đồng phân; Công thức phân tử; Sự giống nhau và khác nhau trong cấu tạo mạch hởi của glucozo và fructozo. Trong dung dịch glucozo và fructozo tồn tại chủ yếu dạng mạch vòng
Tính chất hóa học của glucozo (tính chất của ancol đa chức, tính chất của andehit đơn chức, phản ứng lên men)
Tính chất vật lí; Trạng thái tự nhiên của glucozo và fructozo
Ứng dụng của glucozo
Thông hiểu
Viết được PTHH chứng minh tính chất chóa học của glucozo. So sánh được tính chất hóa học của glucozo và fructozo; Nguyên nhân fructozo tham gia phản ứng tráng gương. Phân biệt dung dịch glucozo và dung dịch fructozo
Tính khối lượng Ag thu được trong phản ứng tráng gương khi cho lượng glucozo (fructozo) và ngược lại
Tính khối lượng sorbitol trong phản ứng cộng hidro vào glucozo (fructozo)
Vận dụng
Hệ thống hóa được tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của glucozo (fructozo) thông qua các nhận định hoặc các phát biểu ngắn
Tính toán được lượng chất trong phản ứng lên men glucozo khi cho lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào dung dịch nước vôi trong
Tính toán được lượng chất trong phản ứng lên men glucozo; Độ rượu
SACCAROZƠ - TINH BỘT - XENLULOZƠ
Thông hiểu
Tính chất hóa học của saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ (thủy phân trong môi trường axit, phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với axit HNO3)
Hiện tượng và giải thích được các phản ứng hóa học
Vận dụng
Tính khối lượng Ag thu được khi thủy phân saccarozơ, rồi cho sản phẩm tham gia phản ứng tráng bạc.
Tính toán dựa theo phương trình đốt cháy cacbohidrat
Phân biệt các dung dịch: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, glixerol, andehit axetic, ancol etylic bằng phương pháp hoá học.
Tính khối lượng xenlulozơ trinitrat hoặc thể tích dd HNO3 dựa trên phản ứng xenlulozơ với HNO3
Tính toán các chất dựa trên phản ứng thủy phân tinh bột và lên men glucozơ
Nhận biết
Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí
Biết được tính chất cơ bản của saccarozo, tinh bột, xenlulozo
Công thức phân tử, cấu tạo saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ
AMIN
Nhận biết
Đặc điểm cấu tạo phân tử, bậc amin.
Tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin.
Khái niệm, phân loại, cách gọi tên (theo danh pháp thay thế và gốc - chức).
Vận dụng
Xác định CTPT, CTCT dựa vào phản ứng cháy
So sánh tính bazơ của một số amin
Tính khối lượng amin trong phản ứng với axit hoặc với brom.
Xác định CTCT amin dựa vào phản ứng tạo muối.
Thông hiểu
Tính khối lượng các chất trong phản ứng cháy của amin, phản ứng với axit khi biết công thức phân tử, công thức cấu tạo của amin.
Viết CTCT và gọi tên của các amin no đơn chức có số C<5.
Tính chất hóa học của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước
AMINO AXIT
Nhận biết
Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit
Biết công thức cấu tạo và tên thông thường của một số aminoaxit thiên nhiêng
Thông hiểu
Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính; phản ứng este hoá; phản ứng trùng ngưng của amino axit). Tính axit - bazơ của aminoaxit.
Tính khối lượng các chất trong phản ứng với axit, bazơ, phản ứng cháy khi biết CTPT, CTCT, tên gọi của amino axit.
Vận dụng
Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hoá học.
Viết cấu tạo và gọi tên một số amino axit C <= 3.
Xác định CTCT, tính khối lượng amino axit trong phản ứng với axit hoặc với bazơ hoặc đốt cháy.
chứng minh tính chất của amino axit.
PEPTIT
Nhận biết
Tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ phân).. Sản phẩm cuối cùng của phản ứng thủy phân peptit và protein là các anpha-amino axit. Phản ứng đông tụ protein; Phản ứng màu biure
Khái niệm peptit, liên kết peptit, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ; phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2).
Nguyên tắc gọi tên các peptit; Gọi tên các tripeptit, tetrapeptit, pentapeptit (các amino axit thường gặp glyxin, alanin, valin)
Cấu tạo các peptit khác nhau là do trật tự sắp xếp các anpha-amino axit khác nhau; Số cấu tạo đipeptit tạo bởi glixin và alanin; Tripeptit tạo bợi glyxin, alanin và valin
Thông hiểu
Tính được phân tử khối của peptit khi cho biết phân tử khối của các anpha-amino axit tương ứng
Số liên kết peptit trong các peptit có số gốc anpha-amino axit < 10
Dùng Cu(OH)2 phân biệt protein (lòng trắng trứng) với các chất lỏng khác
Số nguyên tử oxi, hidro trong một phân tử peptit có số gốc anpha-amino axit <10
Phản ứng thủy phân không hoàn toàn xúc tác axit, bazo hoặc các enzim đặc hiệu cho loại liên kết prptit, tạo ra các peptit ngắn hơn và các amino axit tự do