Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Vận động - Coggle Diagram
Vận động
Bài 8: Cấu tạo và chức năng của xương
Cấu tạo 1 xương dài gồm có: - Hai đầu xương là mô xương xốp, có các nan xương xếp theo kiểu vòng cung tạo ra các ô trống có chứa tủy đỏ. Bọc 2 đầu xương là lớp sụn.
Thân xương có hình ống, cấu tạo từ ngoài vào trong có: màng xương mỏng → mô xương cứng → khoang xương. Khoang xương chứa tủy xương, tủy đỏ (trẻ em), tủy vàng (người trưởng thành).
Chức năng: + Đầu xương (sụn bọc đầu xương, Mô xương xốp gồm các nan xương): Giảm ma sát trong khớp xương; Phân tán lực tác động; Tạo các ô chứa tủy đỏ
Thân xương (màng xương, mô xương cứng, khoang xương): Giúp xương phát triển to bề ngang; Chịu lực, đảm bảo vững chắc; Chứa tủy đỏ ở trẻ em, tủy vàng ở người lớn.
Cấu tạo xương ngắn, xương dẹt: - Xương ngắn và xương dẹt không có cấu tạo hình ống.
Bên ngoài là mô xương cứng, bên trong là mô xương xốp gồm nhiều nan xương và nhiều hốc nhỏ chứa đầy tủy đỏ.
Sự to ra của xương: + Tế bào ở màng xương phân chia -> các tế bào mới -> đẩy vào trong và hóa xương -> xương to ra
Sự dài ra của xương:
Sự dài ra của xương: nhờ vào sự phân chia của các tế bào ở sụn tăng trưởng.
Ở tuổi thiếu niên xương phát triển nhanh
Đến 18-20 tuổi ở nữ hoặc 20-25 tuổi ở nam xương phát triển chậm lại
Ở người trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng hóa xương → không cao thêm
+Người già: xương bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành và tỷ lệ cốt giao giảm → xương xốp, giòn, dễ gãy, sự phục hồi diễn ra chậm, không chắc chắn.
Xương được cấu tạo từ: + Chất hữu cơ là cốt giao: đảm bảo tính mềm dẻo của xương.
Chất khoáng chủ yếu là Canxi đảm bảo tính tính bền chắc của xương.
Cấu tạo và tính chất của cơ
Cấu tạo bắp cơ: + Gồm nhiều bó cơ, mỗi bó cơ gồm nhiều sợi cơ (tế bào cơ) bọc trong màng liên kết
Hai đầu bắp cơ có gân bám vào xương, giữa phình to là bụng cơ
Cấu tạo tế bào cơ:+ Gồm nhiều đoạn, mỗi đoạn là một đơn vị cấu trúc giới hạn bởi tấm hình chữ Z
Có 2 loại tơ cơ: tơ cơ mảnh thì trơn, tơ cơ dày có mấu sinh chất
Sự sắp xếp tơ cơ mảnh và tơ cơ dày ở tế bào cơ tại nên đĩa sáng và đĩa tối
Tính chất cơ bản của cơ là co cơ và giãn cơ
Khi cơ co, tơ cơ mảnh xuyên sâu vào vùng phân bố tơ cơ dày làm tế bào cơ co ngắn lại → bắp cơ ngắn lại và to về bề ngang
Cơ bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể.
Cơ co khi có kích thích của môi trường và chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh
Trong cơ thể luôn có sự phối hợp hoạt động của các nhóm cơ
Cơ thường bám vào hai xương qua khớp nên khi cơ co làm xương cử động dẫn tới sự vận động của cơ thể
Bài 7: Bộ xương
Các phần chính của bộ xương
Xương đầu: gồm xương sọ và xương mặt
Xương sọ: gồm 8 xương ghép lại thành hộp sọ lớn chứa não.
Xương mặt: nhỏ, có xương hàm bớt thô hơn so với động vật
Xương thân gồm: xương ức, xương sườn và xương sống.
Xương sống (cột sống) gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng.
Xương sườn: gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực.
Xương chi (xương tay và xương chân)
Xương tay và xương chân đều có những phần tương tự nhau, nhưng khác nhau về kích thước, cấu tạo đai vai, đai hông, sự sắp xếp của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.
Chức năng của bộ xương
Nâng đỡ cơ thể giúp cho cơ thể đúng thẳng trong không gian.
Tạo khung → hình dạng nhất định.
Chỗ bám cho cơ → vận động dễ dàng
Tạo thành các khoang chứa đựng và bảo vệ các nội quan trong cơ thể.
Các khớp xương
Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp.
Có 3 loại khớp là: khớp động, khớp bán động và khớp bất động:
Khớp động: cử động dễ dàng, linh hoạt
Khớp bán động: cử động hạn chế
Khớp bất động: không cử động được
Bài 11: tiến hóa của hệ vận động, vệ sinh hệ vận động
Để cơ và xương phát triển cần: + Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý
Tắm nắng lúc sáng sớm
Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
Lao động vừa sức
Để tránh cong vẹo cột sống, khi học tập và lao động cần:
Lao động, mang vác vừa sức, khi mang vác phải đều 2 bên vai
Học tập: Ngồi ngay ngắn, không nghiêng vẹo, gò lưng
Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú:
Hộp sọ phát triển
Cột sống cong ở 4 chỗ
Lồng ngực nở rộng sang 2 bên
Xương chậu mở, xương đùi lớn
Bàn chân hình vòm
Xương gót lớn, phát triển về phía sau
Bài 10: Hoạt động của cơ
Sự mỏi cơ là hiện tượng cơ làm việc nặng và lâu => biên độ co cơ giảm dần và ngừng hẳn.
Nguyên nhân: + Lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu
Năng lượng cung cấp ít
Sản phẩm tạo ra là acid lactic gây đầu độc cơ
Biện pháp: + Hoạt động thể thao lành mạnh
Làm việc nhịp nhàng, điều độ
Khi mỏi cơ cần nghỉ ngơi, thở sâu, xoa bóp cho máu lưu thông.
Khả năng cơ cơ của người phụ thuộc vào các yếu tố:
Thần kinh: tinh thần sảng khoái, ý thức cố gắng
Thể lực của cơ: bao cơ lớn thì khả năng co cơ mạnh
Lực của cơ co
Khả năng dẻo dai
Để tăng cường khả năng sinh công của cơ và giúp cơ làm việc dẻo dai cần thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao vừa để tăng thể tích cơ và tăng lực co cơ
Bài 12: Thực hành tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương
Phương pháp sơ cứu: + Dùng một nẹp đỡ lấy cẳng tay, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương.
Buộc định vị ngay chỗ xương gãy bằng gạc.
Băng bó cố định:
Sau khi đã buộc định vị dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương.
Băng cần quấn chặt.
Với xương cẳng tay bằng từ trong ra cổ tay, sau đo làm dây đeo cẳng tay vào cổ.