Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
VĂN HỌC TRUNG QUỐC Cận đại – Hiện đại – Đương đại Nhóm 9, 1919-1949 -…
VĂN HỌC TRUNG QUỐC
Cận đại – Hiện đại – Đương đại
Nhóm 9
Cận Đại 1840( chiến tranh nha phiến)-1919(phong trào Ngũ Tứ)
Bới cảnh thời đại
Trung Quốc trong giai đoạn bị xâu xé giữa các nước đế quốc thực dân và chế độ phong kiến thối nát.Trung Quốc thành một quốc gia nửa phong kiến, nửa thuộc địa
Hai cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu là Thái Bình Thiên Quốc và Nghĩa Hoà Đoà
Hai cuộc vận động theo xu hướng tư sản là Bách nhật duy tân và Cách mạng Tân Hợi
Văn học đang trong quá trình chuyển giao ,xoá bỏ cái cũ để tiến tới sự thay đổi mới mẻ, giai đoạn bản lề giữa cổ điển và hiện đại. Thông qua đó phản ánh ý thức giai cấp ,đảng phái, và chính trị .
tác giả tiêu biểu
Thu Cẩn
Một nhà thơ, nhà văn, nhà cách mạng ,nhà hoạt động vì nữ quyền hiện đại, khao khát và cống hiến cho cuộc cách mạng thay đổi Trung Quốc đầu thế kỷ XX.
Tác phẩm: Cảm hoài, Đồng bào khổ, Thán Trung Quốc
Nhà thơ nữ xuất sắc nhất thời cận đại
Lương Khải Siêu
Ông là học trò của Khang Hữu Vi,là nhà tư tưởng , nhà hoạt động chính trị ,được hoàng đế phong chức Kinh khanh
Tác phẩm: Trung ngoại ký văn,Trung Quốc hồn, Ẩm băng thi tập
Người đầu tiên chia tiểu thuyết làm hai loại, phái lý tưởng và phái tả thực
Đề xướng "Tân văn thể"
Là chủ bút các tờ Thanh nghị báo, Tân dân tụng báo
Khang Hữu Vi
Tác phẩm: Rời Kinh đô lưu luyến chia tay bạn bè, Tân học nguy kinh khảo, Khổng Tử cải chế khảo và Đại đồng thư
Bác bỏ cựu học, đề xướng tân học, mở đường cho công cuộc cách tân.
Nhà văn, nhà tư tưởng tư sản, lãnh tụ phái Duy tân ở Trung Quốc cuối thế kỷ XIX, được phong chức kinh khanh
Hoàng Tuân Hiến
Nhà thơ lớn nhất của thời kỳ quá độ giữa thơ ca cổ điển và thơ mới
Tác phẩm:Bi Bình Nhưỡng Đông Tân hành,Ai Lữ Thuận,Đài Loan hành
Người đề xướng cuộc cách mạng thơ ca
đặc trưng văn học
Đối tượng và nội dung của văn học, và lĩnh vực văn học phản ánh hiện thực đã mở rộng chưa từng có
Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là nội dung tư tưởng nổi bật của văn học thời kỳ này
Những truyền thống tốt đẹp của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn đã được kế thừa và phát triển
Các ấn phẩm văn học xuất hiện, đóng vai trò chưa từng có trong việc tổ chức, giáo dục và động viên quần chúng,là tài liệu đọc cho quần chúng
Hình thức, ngôn ngữ và thậm chí cả phong cách của văn học cũng có những thay đổi mới
Sự phát triển của văn học thể hiện một bối cảnh phức tạp và trạng thái quá độ
Đương đại (1949-nay)
Giai đoạn/Bối cảnh
Giai đoạn 1966- 1976
Ðây là giai đoạn Trung Quốc tiến hành cuộc cách mạng Ðại Văn hóa Vô sản.
Trung Quốc lâm vào tình trạng tiêu điều.
Giai đoạn 1976 đến nay
Giai đoạn văn chương Trung Quốc có sự phát triển đáng kể, có hai khuynh hướng: khuynh hướng vết thương và khuynh hướng biểu hiện.
Khuynh hướng vết thương: khuynh hướng gợi lại những tổn thất mất mát trong cuộc cách mạng văn hóa Vô sản (Mối tình cay đắng- Bạch Hoa).
Khuynh hướng biểu hiện: thái độ của nhà văn bộc lộ đối với xã hội Trung Quốc (Con người đến tuổi trung niên - Thẩm Dung).
Giai đoạn 1949- 1966
Tiểu thuyết nhiều đề tài, tạo nên sự phong phú đa dạng cho nền văn chương Trung Quốc. Các tên tuổi: Quách Mạt Nhược, Ngãi Thanh, Quách Tiểu Xuyên, Hạ Kính Chi, Lí Quý, Văn Tiệp, ...
Về văn xuôi có các tên tuổi: Mã Phong, Lý Chuẩn, Tuấn Thanh, Vương Mông, Nhữ Chí Quyên, Lưu Bạch Vũ,...
Là thời kì Trung Quốc tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Đại nhảy vọt 1958-1963 kéo TQ thụt lùi và gây nạn đói khiến 20-30 triệu người chết.
Tác giả tiêu biểu
Kim Dung
Các tác phẩm của Kim Dung là cuốn từ điển nhỏ về phong tục, tập quán, văn hóa Trung Hoa, bao gồm cả các triết học của Khổng Tử, đạo Phật, đạo Lão, và lịch sử phong kiến Trung Hoa.
Chủ nghĩa yêu nước Trung Quốc là đề tài chủ yếu trong các tác phẩm của Kim Dung. Ông nhấn mạnh đến sự độc lập tự chủ của người Hán. Ông đã viết tổng cộng 14 cuốn tiểu thuyết và 1 truyện ngắn
Tác phẩm tiêu biểu: Thư kiếm ân cừu lục, Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp, Ỷ thiên đồ long ký, Thiên long bát bộ
Mặc Ngôn
Ông học tập những nhà văn thành đạt bằng cách đọc các tác phẩm của họ; đi sâu nghiên cứu nội hàm của tác phẩm, tìm hiểu phương thức quan sát cuộc sống và cách nhìn về con người, về cuộc đời. Ông đạt Giải Nobel Văn học năm 2012
Tác phẩm tiêu biểu
Đàn hương hình (1996-2001)
Đàn hương hình cho người đọc biết được cả lịch sử của các hình thức tra tấn tử hình ở Trung Quốc, về lịch sử của hý kịch Miêu Xoang.
Nét độc đáo: dùng phương thức nhân vật tự thuật
Cao Lương Đỏ
Cội nguồn cuốn tiểu thuyết Cao lương đỏ là từ câu chuyện có thật
Hình tượng người phụ nữ được khắc họa một cách sinh động và đầy đủ trong cuốn Cao lương đỏ
Truyện đã phô bày tinh thần giải phóng cá tính, đó là dám nói, dám nghĩ và dám làm.
Tiểu thuyết Báu vật của đời (1995)
Nguyên tác: Phong nhũ phì đồn
Lỗ Thị là một bà mẹ vĩ đại, hi sinh vì con cháu, một con người luôn mang trong mình tinh thần phản kháng mạnh mẽ, là hiện thân cho hình ảnh đất nước Trung Hoa rộng lớn trên con đường phát triển với bao thăng trầm, đau thương nhưng không gì quật ngã.
Cuộc đời người phụ nữ gắn liền với những đau thương, thăng trầm cũng như vô vàn biến cố của lịch sử phát triển của đất nước Trung Hoa.
Tửu Quốc
Rượu biểu tượng cho sự tha hóa của quan chức.
Những gì đổ nát được miêu tả thực sống động, rõ nét, đọc để hiểu rằng bên ngoài lớp vỏ bọc xa hoa là sự phủ lấp những dối trá.
Ông đã phải nghỉ học tiểu học giữa chừng do Cách mạng văn hoá và phải tham gia lao động nhiều năm ở nông thôn, sau đó nhập ngũ và hoạt động trên lĩnh vực báo chí và viết văn chuyên nghiệp
Hiện đại
Bối cảnh lịch sử
Phong trào Ngũ Tứ
Đó là cuộc vận động độc lập và dân chủ, chống đế quốc và phong kiến mạnh mẽ chưa từng thấy trên cả hai mặt chính trị và văn hoá.
CM văn học Ngũ Tứ
Về hình thức là chống văn ngôn, dùng bạch thoại, chống mọi ràng buộc cổ hủ như cách luật trong thơ,phối ngẫu trong văn
Về nội dung, tinh thần chủ đạo là chống phong kiến, chống đế quốc, đòi dân chủ và khoa học.
Đó là sự truyền bá của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Trung Quốc là sự kết hợp giữa phong trào cộng sản quốc tế với phong trào cộng sản Trung Quốc
Đó là vang rộng của "Cuộc khởi nghĩa của dân đen trên đất Trung Hoa ngàn năm phong kiến".
Các thời kỳ
Thời kỳ ngũ tứ (1919-cuối 1923)
Thời kỳ chiến tranh giải phóng (1945- 1949)
Thời kỳ hợp tác Quốc Cộng (1924- 1927)
Thời kỳ kháng chiến chống Nhật (1937- 1945)
Thời kỳ nội chiến (1927- 1937)
Đặc điểm
Có cái nhìn rộng mở, phóng khoáng hơn, thể hiện cái tôi cá nhân, tư tưởng vào tác phẩm
Có hai chủ nghĩa văn học: chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa lãng mạn trong đó chủ nghĩa hiện thực là chính
Dùng chữ bạch thoại để sáng tác
Ảnh hưởng sâu sắc từ văn học châu Âu
Thể loại
Hý kịch
Tác giả tiêu biểu
Tào Ngu (Lôi vũ)
Lão Xá (Tứ đại đồng đường, Lạc đà tương tử)
Phản ánh hiện thực xã hội
Lấy đối thoại và tả thực làm chủ
Thơ ca
Dùng chữ bạch thoại để sáng tác, tạo ra thể thơ mới
Tác giả tiêu biểu
Từ Chí Ma( Lá rụng)
Dễ hiểu, tác giả bày tỏ được tâm tư tình cảm của mình
Văn xuôi
Tác giả tiêu biểu
Mao Thuẫn (Wild Rose)
Lỗ Tấn (Cỏ dại)
Ảnh hưởng nhiều từ văn học châu Âu, từ câu cú cho đến dấu câu
Tiểu thuyết
Tác giả tiêu biểu
Trương Ái Linh( Sắc, Tình yêu khuynh thành)
Lỗ Tấn( Gào thét, Bàng hoàng)
Cũng dùng chữ bạch thoại để viết
Chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa khoa học
Học theo cách viết tiểu thuyết của phương tây
Nội dung
Tư tưởng, tình cảm, tâm lý thẩm mĩ, tiêu chuẩn thẩm mĩ của con người hiện đại
Chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa cá nhân, sự thiêng liêng của lao động, đề cao trẻ em, giải phóng phụ nữ
1919-1949