Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT, DNTQ - Coggle Diagram
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT
NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT
những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng là những nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật
CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH PHÁP LUẬT
Cải cách hoặc thừa nhận các quy phạm tập quán
Sáng tạo pháp luật của nhà nước
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
Thừa nhận các tiền lệ pháp hoặc các án lệ của Tòa án
2. BẢN CHẤT CỦA PHÁP LUẬT
2.1 Tính giai cấp của pháp luật:
Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền trong xã hội, là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội theo chiều hướng bảo vệ lợi ích, bảo vệ quyền và địa vị thống trị của lực lượng này.
2.2 Giá trị xã hội của pháp luật:
Pháp luật là sự thể hiện ý chí chung của cả xã hội, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích chung của cả cộng đồng, vì sự phát triển chung của xã hội.
2.3 Tính dân tộc:
Pháp luật phải được xây dựng trên nền tảng dân tộc, thấm nhuần tính dân tộc. Phản ánh được phong tục, tập quán, đặc điểm lịch sử, điều kiện địa lý và trình độ văn minh, văn hóa của dân tộc.
2.4 Tính mở:
Là hệ thống pháp luật mở, sẵn sàng tiếp nhận những thành tựu của nền văn minh, văn hóa pháp lý của nhân loại làm giàu cho mình.
3. CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT
3.1 Chức năng điều chỉnh
Đây là hướng tác động tích cực và cũng là chức năng cơ bản của pháp luật.
Sự điều chỉnh của PL đối với các QHXH
Trật tự hóa các QHXH, đưa chúng vào những phạm vi, khuôn mẫu nhất định.
Tạo điều kiện cho các quan hệ xh phát triển theo chiều hướng nhất định phù hợp với ý chí giai cấp thống trị, phù hợp với quy luật vận động khách quan của các QHXH.
3.2 Chức năng bảo vệ
Thể hiện ở việc quy định những phương tiện nhằm mục đích bảo vệ các QHXH => là cơ sở, nền tảng của xh trước các vi phạm.
3.3 Chức năng giáo dục
Thực hiện thông qua sự tác động của pháp luật vào ý thức con người, làm cho con người hành động phù hợp với cách xử sự ghi trong quy phạm pháp luật.
4. CÁC THUỘC TÍNH CỦA PHÁP LUẬT
4.1 Tính quy phạm phổ biến (tính bắt buộc chung):
Là cái để phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
Pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp luật. QPPL là tế bào của PL, là khuôn mẫu, mô hình sử sự chung.
QPPL có tính phổ quát hơn, rộng khắp hơn QPXH.
PL có thể điều chỉnh bất kỳ các QHXH nào đó.
4.2 Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
Là sự thể hiện nội dung PL dưới những hình thức nhất định.
ND được xác định rõ ràng, chặt chẽ do nhà nước quy định.
ND của pháp luật phải được quy định rõ ràng, sáng sủa, chặt chẽ, khái quát.
:red_cross: Nếu các QPPL quy định không đủ, không rõ, không chính xác sẽ tạo ra những kẽ hở cho sự chuyên quyền, làm dụng, những hành vi vi phạm pháp luật.
4.3 Tính cưỡng chế
Cưỡng chế là thuộc tính thể hiện bản chất của pháp luật
Bất cứ một chế độ pháp luật nào cũng có tính chất cưỡng chế
Cưỡng chế của pháp luật là cần thiết khách quan của đời sống cộng đồng
:red_cross: Ở đâu pháp luật không được tuân thủ một cách tự giác thì ở đó mới cần đến cưỡng chế của nhà nước.
DNTQ