Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
8 câu cuối - Coggle Diagram
8 câu cuối
Nghệ thuật chung
Bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đã được tác giả thể hiện hay và đặc sắc: 8 câu thơ với 4 cặp câu là 4 bức tranh cảnh vật ứng với bốn cung bậc tâm trạng, cảm xúc của kiều
Ẩn dụ: ngọn nước, cánh hoa trôi, nội cỏ, giông bão sóng gió
Từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, ... => Ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình, gợi cảm xúc
-
Mỗi cặp câu đều bắt đầu với từ "Buồn trông" => Điệp ngữ, điệp cấu trúc
- Điệp ngữ nhấn mạnh sự mơ hồ, lo âu , hãi hùng của người con gái ngây thơ lần đầu bước giữa cuộc đời
- Điệp ngữ kết hợp với các hình ảnh đứng sau diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, nỗi buồn vô vọng, vô tận, tạo nên âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của bài thơ cũng như điệp khúc của tâm trạng
Nghệ thuật tăng tiến: Bức tranh phong cảnh đi từ tĩnh đến động, từ ánh sáng đến chiều hôm đến bóng tối và cuối cùng là cuối ngày, cùng với đó là tâm trạng của Kiều từ thấp thoáng hi vọng sang tuyệt vọng
Chi tiết
-
Cảnh hoa trôi mặt nước
“Buồn trông”: gợi âm điệu buồn mênh mang, nỗi buồn nhân lên khi nàng nhìn thấy cánh hoa trôi lênh đênh vô định, không biết sẽ bị trôi dạt , vùi dập ra sao
Từ “trôi”: chỉ sự vận động nhưng ở thế bị động, nhũng cánh hoa trôi mặc sóng nước vùi dập như số phận Kiều cũng thế
Cảnh nội cỏ rầu rầu
Từ “rầu rầu” được nhân hóa chỉ màu sắc của cỏ ⇒ thiên nhiên như nhuốm màu tâm trạng ⇒ bút pháp tả cảnh ngụ tình
Kiều tuyệt vọng, mất phương hướng, đây vừa là tâm trạng vừa là cảnh ngộ của Thúy Kiều
-
-
Khái quát
Với bút pháp tả cảnh ngụ tình kết hợp với cách sử dụng điệp ngữ, câu hỏi tu tử, từ láy, 8 câu cuối của đoạn trích " Kiều ở lầu Ngưng Bích " cho ta hiểu được cảnh ngộ và tâm trạng của Kiều: sự cô đơn, thân phận bấp bênh, nỗi buồn da diết cũng như lòng thương nhớ cha mẹ và người yêu ; hơn thế nữa ta thấy được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dư cùng với sự thương cảm sâu sắc mà tác giả dành cho Thuý Kiều nói riêng và nhưng người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.