Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phong cách ngôn ngữ khoa học :silhouettes: - Coggle Diagram
Phong cách ngôn ngữ khoa học :silhouettes:
Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các văn bản khoa học.
Ngôn ngữ khoa học tồn tại ở 2 dạng là nói (bài giảng, nói chuyện khoa học…) và viết (giáo án, sách, vở…)
Văn bản khoa học gồm 3 loại:
Văn bản khoa học chuyên sâu
Dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu trong các ngành khoa học (chuyên khảo, luận án, luận văn, tiểu luận,…)
Văn bản khoa học và giáo khoa
Giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy,… Nội dung được trình bày từ thấp đến cao, dễ đến khó, khái quát đến cụ thể, có lí thuyết và bài tập đi kèm,…
Văn bản khoa học phổ cập
Báo, sách phổ biến khoa học kĩ thuật,… nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho mọi người, không phân biệt trình độ -> viết dễ hiểu, hấp dẫn.
Ngôn ngữ khoa học
Là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là các văn bản khoa học.
Tồn tại ở 2 dạng: nói (bài giảng, nói chuyện khoa học,…) và viết (giáo án, sách, vở,…)
Đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học:
Tính khái quát, trừu tượng
Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học, đó là những từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học.
Kết cấu văn bản thường mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ khái quát đến cụ thể).
Tính lí trí, logic
Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.
Câu văn chặt chẽ, mạch lạc, là một đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.
Kết cấu văn bản: câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc, cả văn bản thể hiện một lập luận logic.
Tính khách quan, phi cá thể
Câu văn trong văn bản khoa học có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc.
Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân.
Ví dụ:
“Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt thường gặp do vi khuẩn hoặc virut gây ra hoặc phản ứng dị ứng với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột (cấp tính), lúc đầu ở một mắt sau lây sang mắt kia…”