Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Địa lý - Coggle Diagram
Địa lý
Khí quyển
Khí quyển
Là lớp không khí bao quanh Trái Đất (oxi: 21%, nitơ: 78%, hơi nước và các khí khác: 1%
Cấu trúc: gồm 5 tầng: tầng đối lưu -> bình lưu -> tầng giữa -> tầng ion -> tần ngoài
Frông (front): là mặt ngăn cách 2 khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý
Dải hội tụ nhiệt đới:là nơi tiếp xúc 2 khối khí có cùng tính chất vật lý với nhau
Thiên tai
Thiên tai là hiệu ứng của 1 tai biến tự nhiên có thể ảnh hưởng tới môi trường và dẫn tới những thiệt hại về tài chính, môi trường và con người
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình trong 1 khoảng thời gian dài
--> Biến đối khí hậu đang làm gia tăng thêm nhiều thiên tai bất thường trên Trái Đất
Thiên tai trên thế giới và VN
TG: nắng nóng, hạn hán, cháy rừng, lũ lụt, bão, băng tan, động đất, núi lửa, sóng thần, ...
VN: bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, xâm nhập mặn,...
Khí áp và gió trên TĐ
Gió
Là sự chuyển động của không khí từ nơi áp cao về nơi áp thấp
Các loại gió trên TĐ: xem bảng
Thời tiết và khí hậu
Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương, trong 1 thời gian ngắn
Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở 1 địa phương trong nhiều năm
Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt TĐ
Thủy quyển
Sóng
Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng
Nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng là gió
Sóng thần là 1 loạt các đợt sóng được tạo nên khi 1 thể tích lớn của nước đại dương bị dịch chuyển chớp nhoáng trên 1 quy mô lớn
Nguyên nhân chủ yếu tạo ra sóng thần là do động đất hay bão, núi lửa phun ngầm dưới biển
Thủy triều
Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương
Nguyên nhân: do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời
Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, TĐ thẳng hàng thì lực hút kết hợp làm dao động thủy triều lớn nhất
Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, TĐ vuông góc thì lực hút đối nghịch nhau làm dao động thủy triều nhỏ nhất
Dòng biển
Các dòng biển nóng thường phát sinh ở 2 bên xích đạo, chảy về hướng tây, gặp lục địa chuyển hướng chảy về cực
Các dòng biển lạnh thường xuất phát từ khoảng vĩ tuyến 30 - 40 độ, ở bờ đông các đại dương rồi chảy về xích đạo
Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau ở 2 bờ các đại dương
Thạch quyển
Thuyết kiến tạo mảng
Mảng kiến tạo gồm: bộ phận lục địa và đáy đại dương
Hướng dịch chuyển: tách rời, xô vào nhau, hút chờm lên nhau
Thạch quyển: 7 mảng kiến tạo và 1 số mảng nhỏ
Ranh giới giữa các mảng kiến tạo thường xảy ra: động đất núi lửa, sóng thần
Địa hình bề mặt Trái đất
Nội lực
Khái niệm: là lực được phát sinh ra từ bên trong Trái đất
Nguyên nhân: sinh ra từ các nguồn năng lượng do phản ứng trong lòng Trái đất
Tác động
Vận động theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống)
Vận dộng theo phương nằm ngang
Ngoại lực
Nguyên nhân: chủ yếu do nguồn năng lượng bức xạ mặt trời với các tác nhân: khí hậu, nước, sinh vật
Khái niệm: là lực có nguồn gốc từ bên ngoài tác động lên địa hình bề mặt Trái đất
Tác động
Các quá trình: phong hóa, bóc mòn, bồi tụ, vận chuyển