Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG I: Điện Tích. Điện Trường - Coggle Diagram
CHƯƠNG I: Điện Tích. Điện Trường
Bài 1: Điện tích. Định luật Coulomb
I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích.Tương tác điện
Sự nhiễm điện của các vật: Khi cọ xát những vật như thanh thủy tinh, thanh nhựa vào lụa thì những vật đó sẽ có thể hút được những vật nhẹ như mẫu giấy. Hiện tượng này gọi là sự nhiễm điện
Điện tích. Điện tích điểm: Vật bị nhiễm điện còn gọi là vật mang điện, vật tích điện hay là một điện tích; Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét
Tương tác điện. Hai loại điện tích: Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau
II. Định luật Coulomb. Hằng số điện môi
Định luật Coulomb: Lực hút hay đẩy giữa 2 điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối 2 điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của 2 điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng
Hằng số điện môi: là một đặc trưng quan trọng cho tính chất điện của một chất cách điện. Nó cho biết, khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không
F = k |q1q2| / r^2
Bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện
I. Điện trường
Là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó
II. Cường độ điện trường
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q
E = F / q = k |Q| / r^2
Nguyên lý chồng chất điện trường: vecto E1, vecto E2 đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau và điện tích q chịu tác dụng của điện trường tổng hợp vecto E : vecto E = vecto E1 + vecto E2 ; Các vecto cường độ điện trường tại một điểm được tổng hợp theo quy tắc hình bình hành
III. Đường sức điện
Là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vecto cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó
Điện trường đều là điện trường mà vecto cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, chiều và độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song cách đều
Bài 4: Công của lực điện
I. Công của lực điện
Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là Amn = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N
II. Thế năng của một điện tích trong điện trường
Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điên trường khi đặt điện tích q tại điểm mà ta xét trong điện trường
Wm = Am∞ = Vmq
Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường
Amn = Wm - Wn
Bài 6: Tụ điện
I. Tụ điện
Là một hệ 2 vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách bằng một lớp cách điện. Môi vật dẫn đó gọi là 1 bản của tụ điện
Dùng để chứa điện tích
Tụ điện đươc dùng phổ biến là tụ điện phẳng
II. Điện dung của tụ điện
Điện dung đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở 1 hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa 2 bản của nó
Q = CU hay C = Q / U
Fara là điện dung của một tụ điện mà nếu đặt giữa 2 bản của nó hiệu điện thế 1V thì nó tích được điện tích 1C
III. Năng lượng của điện trường trong tụ điện
W = Q^2 / 2C = CU^2 / 2 = QU / 2
Bài 5: Điện thế. Hiệu điện thế
I. Điện thế
Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q
Vm = Am∞ / q
Nếu Am∞ > 0 -> Vm > 0
Nếu Am∞ < 0 -> Vm < 0
II. Hiệu điện thế
Hiệu điện thế giữa 2 điểm M,N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển từ M đến N và độ lớn của q
Umn = Vm - Vn
Umn = Amn / q
Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường: E = U/d
Bài 2: Thuyết electron. Định luật bảo
toàn điện tích
I. Thuyết electron
Cấu tạo nguyên tử: gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển độn xung quanh. Hạt nhân gồm neutron không mang điện và proton mang điện dương
Thuyết electron
Thuyết dựa vào sự cu trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện
Nội dung: electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành hạt mang điện dương gọi là ion dương; một nguyên tử trung hòa có thể nhận 1e để tạo thành hạt mang điện âm gọi là ion âm
II. Định luật bảo toàn điện tích
Trong 1 hệ vật cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi