Bài 5:Hình chiếu trục đo

Khái niệm

Hình chiếu trục đo là hình biểu diễn 3 chiều của vật thể được xây dựng bằng phép chiếu song song

Thông số cơ bản của hình chiếu trục đo

Góc trục đo:trong phép chiếu trên,hình chiếu của các trục tọa độ O'X', O'Y' và O'Z' gọi là trục đo.

Góc giữa các trục đo:X'O'Y' , góc Y'O'Z' , góc X'O'Z' gọi là các góc trục đo

Hệ số biến dạng: là tỉ số độ dài hình chiếu của 1 đoạn thẳng nằm trên trục tọa độ với độ dài thực của đoạn thẳng đó

Hình chiếu trục đo vuông góc đều

Thông số cơ bản

Góc trục đo:góc X'O'Y'=Y'O'Z'=X'O'Z'=120°

Hình chiếu trục đo của hình tròn;hÌnh chiếu trục đo vuông góc đều của những hình tròn nằm trong các mặt phẳng sons song với các mặt phẳng tọa độ là các hình elip có hướng khác nhau.Thường dùng để biểu diễn các vật thể có các hình khối tròn

Hệ số biến dạng:p=q=r.Để thuận tiện cho việc dựng hình thường dùng hệ số bién dạng quy ước p=q=r=1và trục O'Z' biểu thị chiều cao được đặt thẳng đứng

Hình chiếu trục đo xiên góc cân

Có phương chiếu không vuông góc với mặt phẳng hình chiếu,mặt phẳng tọa độ XOZ đặt song somg vớimặt phẳn hình chiếu

Các thông số cơ bản

Góc trục đo

X'O'Z'=90°

X'O'Y'=Y'O'Z'=135°

Hệ số biến dạng:p=r=1: q=0,5

Cách vẽ hình chiếu trục đo

B1:Vẽ hình chiếu trục đo của hình hộp ngoại tiếp có kích thước: dài a rộng b và cao c đặt lên 3 trục đo theo các hệ số biến dạng của chúng

B2:Vẽ phần vát nghiêng bằng cách đặt chiều dài d của noó theo trụcO'X' và chiều cao e,f theo trục O'Z'

B3: Tẩy các đường nét phụ, tô đậm các cạnh thấy và hoàn thiện hình chiếu trục đo của vật thể