Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Chương 7: VHVN thời nhà Nguyễn - Coggle Diagram
Chương 7: VHVN thời nhà Nguyễn
Bối cảnh lịch sử văn hóa
Thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam vẫn tiếp tục lún sâu vào tình trạng khủng hoảng
Triều Nguyễn được xây dựng bằng kết quả của cuộc đàn áp phong trào cách mạng trong nước. Do vậy, ngay từ đầu triều Nguyễn đã không hợp lòng dân
Mở đầu thời kỳ trị vì của vương triều Nguyễn là sự kiện Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1082, đóng đô tại Phú Xuân (Huế) lấy hiệu Gia Long.
để củng cố địa vị và thực hiện quyền cai trị của mình, triều Nguyễn đã thiết lập chế độ chuyên chế hết sức cực đoan cực kỳ khắc nghiệt
Mối quan hệ bang giao
Gia Long thực hiện chính sách hòa hiếu với Xiêm
Đối với Chân Lạp, Gia Long luôn trợ giúp khi họ yêu cầu để chống lại quân Xiêm
Đối với Trung Quốc, Gia Long thực hiện chính sách thần phục tuyệt đối nhà Thanh
Đối với phương Tây, nhà Nguyễn tạo điều kiện thuận lợi buôn bán. Riêng với Pháp quan hệ trở nên căng thẳng (năm 1858 Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu thời kỳ xâm lược Việt Nam)
Hoạt động lập pháp:
hoạt động lập pháp của triều Nguyễn được đẩy mạnh theo hướng củng cố nền tập quyền chuyên chế và tăng cường sự đàn áp đối với nhân dân
Luật Gia Long gồm có 398 điều, 22 quyển. Đây là một bộ luật lớn nhất, đầy đủ nhất, hoàn chỉnh nhất của nền cổ luật Việt Nam
Về tôn giáo, tư tưởng: tạo cơ sở cho việc xây dựng chế độ chuyên chế, nhà Nguyễn dựa vào Nho giáo, đề cao Nho giáo và hạn chế các tôn giáo khác (Nho giáo là Chính đạo)
Những thành tựu văn hóa tiêu biểu
Các lĩnh vực khác
Nghệ thuật
Nghệ thuật ca múa nhạc
Văn nghệ dân gian rất phát triển: hầu như cộng đồng dân tộc nào cũng sáng tạo ra những lời ca tiếng hát cho mình
thể hiện khát vọng cuộc sống và tâm hồn của mỗi cộng đồng dân cư.
Dòng văn hóa cung đình (âm nhạc bác học) cũng rất phát triển: thành tựu nổi bật thời kì này là Nhã nhạc cung đình Huế
Kiến trúc
Kinh thành và lăng tẩm các vua Nguyễn (xây dựng chủ yếu ở thế kỷ XIX)
Kinh thành Huế
Hoành thành
Tử cấm thành
KInh thành
Lăng tẩm: Lăng Kiến Phúc, Lăng Đồng Khánh, Lăng Dục Đức, Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định.
Phong trào xây dựng đình chùa ở Bắc Bộ lắng xuống, thay vào đó là các đợt trùng tu các kiến trúc cổ; Kiến trúc thị dân đươc hình thành
Sử học
Nhà Nguyễn rất quan tâm đến việc biên soạn lịch sử và địa lý
thành lập "Quốc sử quán triều Nguyễn"’ chuyên lo việc biên soạn lịch sử và địa lý dân tộc.
Các sự kiện từ thời các chúa đến thời các vua Nguyễn được viết dưới dạng biên niên; Đại nam thực lục tiền biên và chính biên gồm 444 quyển
nhiều nhà sử học tiến bộ khác vượt ra khỏi sự ràng buộc của tư tưởng phong kiến để đề cập đến những vấn đề lớn của lịch sử dân tộc.
Hoàng Lê Nhất thống chí của họ Ngô; Lịch triều hiến chương loại chí (49 quyển) của Phan Huy Chú;...
Văn học
Những sáng tác dân gian
Phát triển rất mạnh bao gồm tục ngữ, ca dao, dân ca, chuyện khôi hài, chuyện tiếu lâm, trào phúng,...
Về nội dung phản ánh một cách trung thực đời sống lao động và chiến đấu của nhân dân
Là kho tàng kinh nghiệm vô giá
Là vũ khí sắc bén của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột
Là sự thể hiện khá đầy đủ tư tưởng tình cảm và tâm hồn con người Việt Nam
Văn học chữ Nôm
Nền văn học Nôm phát triển mạnh mẽ nhất so với các giai đoạn trước
Dựa trên cơ sở nền văn học dân gian phong phú, giàu sức sống và tính chiến đấu
Chú trọng khai thác và sử dụng ngôn ngữ bình dân, trong sáng, để diễn tả những tình cảm thanh tao, những tư tưởng thâm thúy
Về nội dung
nền văn học Nôm thời kỳ này phát triển mạnh mẽ khuynh hướng hiện thực và tinh thần nhân đạo
Quyền sống và giá trị của con người được đặt thành vấn đề xã hội lớn trong nhiều tác phẩm văn học
Số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến được khắc họa rất rõ nét.
Sự xuất hiện các nhà thơ nữ nổi tiếng trên văn đàn như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh quan, Đoàn thị Điểm