Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
SỬ 11 - Coggle Diagram
SỬ 11
BÀI 19
Nhân dân VN kháng chiến chống
Pháp xâm lược (1858 - 1873)
LIÊN QUÂN PHÁP - TÂY BAN NHA
XÂM LƯỢC VN. CHIẾN SỰ ĐN 1858.
Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX
quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Kinh tế:
Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng” làm nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên, …
Quân sự: lạc hậu.
Đối ngoại sai lầm: cấm đạo, xua đuổi giáo sĩ, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc
Xã hội: nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương, Lê Văn Khôi, Nông Văn Vân …
Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha âm mưu chiếm Đà Nẵng để tấn công ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
1/9/1858, Pháp gửi tối hậu thư, tấn công bán đảo Sơn Trà.
thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” làm Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bước đầu thất bại.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TÌNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ 1859 - 1862
Kháng chiến ở Gia Định
Tháng 2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định, quân triều đình tan rã nhanh chóng
Triều đình Huế xuất hiện tư tưởng chủ hòa.
Pháp sa lầy ở 2 nơi, rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Triều Nguyễn phân hóa làm 2 phe: chủ chiến và chủ hòa.
Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
T2/1861, Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hoà, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui. Pháp chiếm Định Tường , Biên Hoà, Vĩnh Long
Phong trào dâng cao làm Pháp bối rối, triều Nguyễn Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862) gồm 12 điều khoản
Hiệp ước Nhâm Tuất 5-6-1862
Về lãnh thổ: Huế thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở Gia Định – Định Tường – Biên Hòa và đảo Côn Lôn.
Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán.
Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 280 vạn lạng bạc.
Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo
Hiệp ước mà theo đó VN phải chịu nhiều thiệt thòi, chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ
Sau khi chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì, Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi
Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm các điều đã cam kết trong Hiệp ước 1862.
20-24/ 6/1867, Pháp chiếm Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên không tốn một viên đạn.
Nhân dân 3 tỉnh Đông và Tây Nam kì chống Pháp
Kháng chiến ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì sau Hiệp ước 1862
Kháng chiến ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì
BÀI 20
Chiến sự lan rộng ra cả nước-Cuộc kháng chiến của nhân dân từ 1873-1884-Nhà Nguyễn đầu hàng
THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ NHẤT (1873). KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ.
Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất
Chính trị
Tiếp tục thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
Nội bộ triều đình chia thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến.
Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đề xướng cải cách, triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận song thực hiện nửa vời.
Kinh tế: kiệt quệ.
Xã hội
Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn.
Các phong trào đấu tranh chống lại triều đình diễn ra sôi nổi.
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873)
Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng xâm lược ra cả nước.
Thủ đoạn:
Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.
Kích động tín đồ tôn giáo nổi dậy chống phá triều đình
Bắt liên lạc với Giăng Đuy-puy ⇒ hậu thuẫn cho Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.
Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874
Pháp đánh thành Hà Nội, 100 lính hi sinh tại ô Quan Chưởng.
Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, làm nên chiến thắng vang dội tại Cầu Giấy (21/12/1873). Pháp thương lượng với triều Huế
⇒ 15/3/1874, Hiêp ước Giáp Tuất được kí kết, triều Huế nhượng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp. Làm nhân dân bất bình
Cuộc kháng chiến của nhân dân chuyển sang giai đoạn mới: vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.
THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ II. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882 – 1884.
Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)
Nguyên nhân:
Nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa cần thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận cấp thiết => Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.
Thủ đoạn:
Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.
Vu cáo triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để lấy cớ kéo quân ra Bắc
Ngày 25/4/1882, Pháp gửi tối hậu thư và nổ súng chiếm thành, sau đó chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên, Nam Định.
Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kì kháng chiến
Khi thành mất, Hoàng Diệu tự vẫn. Triều Nguyễn hoang mang, cầu cứu nhà Thanh.
Quân dân ta tích cực chiến đấu, gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần hai (19/5/1883)
THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884.
Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
⇒ Ngày 18/8/1883, Đô đốc Cuốc-bê chỉ huy chiếm các pháo đài ở cửa Thuận An. 20.8.1883 , cửa biển Thuận An lọt vào tay giặc
-triều đình lục đục, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng
Sau thất bịa trong trận Cầu Giấy lần thứ hai, Pháp càng củng cố quyết tâm xâm lược VN
Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều Huế xin đình chiến, kí Hiệp ước Hác-măng (1883).
Triều đình ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến nhưng không chấm dứt. ⇒ Pháp tiến hành các cuộc hành quân tiêu diệt các toán binh chống Pháp
6/6/1884, Pháp kí với triều Nguyễn hiệp ước Pa-tơ-nốt nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc những phần tử phong kiến bán nước
⇒ Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.