Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bài 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiếp theo) - Coggle Diagram
Bài 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiếp theo)
2b) Khu vực đồng bằng
Chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển
Đồng bằng châu thổ sông
Đồng bằng sông Hồng
Diện tích: 15000 km2
Hình dạng: tam giác cân
Độ cao: dưới 50m
Do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp
Có ô trũng, có hệ thống đê (trong đê và ngoài đê)
Đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích: 40000 km2
Hình dạng: tứ giác lệch
Độ cao: rất thấp: 0-4m so với mực nước biển
Do sông hệ thống Mê Công bồi đắp
Có vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên... , không có đê
Hướng nghiêng: Tây Bắc - Đông Nam
Đồng bằng ven biển
Diện tích: 15000 km2
Đất đai: nhiều cát, ít phù sa sông
Đồng bằng nhiều phần hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ
Ở nhiều đồng bằng có sự phân chia làm 3 dải:
Giáp biển là cồn cát, đầm phá
Giữa là vùng thấp trũng
Dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng
3) Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế - xã hội
a) Khu vực đồi núi
Thế mạnh
Khoáng sản
Rừng và đất trồng
Vùng đồi núi thấp, trung du, bán bình nguyên
Tiềm năng thuỷ điện, du lịch
Hạn chế
Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vựcm sườn dốc -> gây trở ngại cho giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các vùng
Nhiều thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn, mưa đá, lốc...
b) Khu vực đồng bằng
Thế mạnh
Là cơ sở phát triển nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng các loại nông sản (chủ yếu lúa gạo)
Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên như thuỷ sản, khaonsg sản và lâm sản
Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, khu công nghiệp và các trung tâm thương mại
Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông
Hạn chế
Nhiều thiên tai: bão, lụt, hạn hán...