Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Nhiệm vụ đặc điểm của dạy học động tác trong Giáo dục thể chất, Quá trình…
Nhiệm vụ đặc điểm của dạy học động tác trong Giáo dục thể chất
Trong quá trình dạy học các động tác, người ta thường phải giải quyết các nhiệm vụ:
Tạo một "vốn vận động ban đầu” làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo cao hơn.
Dùng làm các bài tập "dẫn dắt" hoặc như các phương tiện để tác động có chủ đích đến sự phát triển các năng lực thể chất riêng.
Hình thành và đạt đến một mức độ hoàn thiện cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo vận động cơ bản cần có trong cuộc sống hàng ngày, lao động, thể thao và các lĩnh vực hoạt động khác.
Tính chất của các nhiệm vụ và đặc điểm của các động tác cần học đã chi phối đặc điểm quá trình dạy học
Việc sử dụng các phương pháp dạy học động tác (phân chia, nguyên vẹn) và quá trình dạy học sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố
Phụ thuộc vào độ phức tạp về cấu trúc của động tác cần học
Phụ thuộc vào đặc điểm của các tố chất vận động biểu hiện lúc thực hiện chúng. Tùy thuộc vào đặc điểm bài tập mà lựa chọn phương pháp, phương tiện sao cho phù hợp.
Phụ thuộc vào điều kiện động tác cần tiếp thu
Cơ chế và các quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động là cơ sở xác định các giai đoạn của quá trình dạy học động tác
khái niệm
Kỹ năng là khả năng điều khiển động tác một cách chưa được tự động hóa mà còn phải tập trung chú ý vào động tác, cách làm và chưa được ổn định. - Kỹ năng vận động là cách thức điều khiển có tính chất tự động hóa các động tác trong hành động vận động toàn vẹn và động tác được thực hành ở mức độ vững chắc cao.
Vai trò của kỹ năng vận động trong Giáo dục thể chất:
Đối với động tác cần hoàn thiện tới mức kỹ xảo thì kỹ năng là bước chuyển tiếp để hình thành kỹ xảo.
Đối với động tác không cần nắm vững đến mức kỹ xảo thì kĩ năng đóng vai trò dẫn dắt đến việc hình thành kỹ xảo của các động tác phức tạp hơn
Vai trò của kỹ xảo vận động trong Giáo dục thể chất
kỹ xảo vận động có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả động tác, giảm nhẹ hoạt động của thần kinh, giảm nhẹ năng lượng tiêu hao không cần thiết. Kỹ xảo là cơ sở cho các kỹ năng mới. Vốn dự trữ kỹ xảo càng nhiều, hoạt động càng toàn diện và càng có hiệu quả.
Khái niệm về cơ chế kỹ năng và kỹ xảo vận động
Các kỹ năng, kỹ xảo vận động hình thành theo các quy luật tự nhiên nhất định
mỗi động tác được bắt đầu từ sự phân tích các kích thích cảm giác trong vỏ não. Sự phân tích ngược xảy ra trên cơ sở gây hứng thú ưu thế được tạo nên bởi các tác động kích thích khác nhau từ bên ngoài (các yêu cầu của giáo viên, tình huống chơi vừa mới nảy sinh…).
Sự tạo thành kỹ xảo vận động gần với sự hình thành định hình động lực (tính hệ thống vững chắc) của các quá trình thần kinh trong vỏ đại não. Nói một cách khác định hình động lực là một trạng thái của hệ thống chức năng khi đã được khu trú và củng cố nhờ lặp lại động tác nhiều lần. Lúc này sẽ xảy ra sự thu hẹp những thông tin ngược đến mức tối thiểu, phần lớn từ cơ quan phân tích vận động. Vì vậy, việc ra quyết định về thời điểm hoạt động có thể xảy ra trong khoảnh khắc theo một trong những tín hiệu từ một môi trường bên ngoài. Thí dụ: Trong lúc chơi bóng hoặc đấu quyền anh, căn cứ vào động tác của đấu thủ mà kịp thời làm động tác tấn công hoặc phòng thủ kịp thời.
Chuyển kỹ xảo
khái niệm: Trong dạy học động tác, có sự tác động lẫn nhau giữa các kỹ thuật, bài tập động tác đã học và đang học. Sự tác động đó có thể thuận lợi cho việc tạo kỹ xảo mới, cũng có thể ngược lại. Quá trình đó gọi là sự chuyển kỹ xảo của vận động (Thí dụ: Ném bóng, lựu đạn).
Sự chuyển tốt của kĩ xảo xảy ra khi các tác động có khâu chính giống nhau còn chi tiết khác nhau
Sự chuyển “xấu” của kỹ xảo thì ngược lại, xảy ra khi giữa các động tác có chi tiết giống như những điểm mấu chốt thì lại khác nhau (Thí dụ: Giữa lộn xuôi và lộn ngược trong thể dục) – Cơ sở sinh lí là do hệ thống chức năng cũ làm cản trở việc thực hiện động tác mới.
Để tránh sự chuyển xấu của kỹ xảo vận động, cần lập kế hoạch học tập sao cho các kỹ xảo khác nhau về bản chất được tiến hành cách xa nhau (không tiến hành đồng thời hoặc gần nhau) hoặc sắp xếp sao cho sự chuyển xấu ảnh hưởng tối thiểu
Quá trình dạy học động tác trong Giáo dục thể chất
Các tiền đề và các giai đoạn của quá trình dạy học
Sự sẵn sàng tiếp thu động tác là một tiền đề của dạy học trong Giáo dục thể chất
Trong quá trình giáo dục, việc người tập chuẩn bị sẵn sàng để tiếp thu động tác đặc biệt cần thiết, bởi tính đặc thù của Thể dục thể thao là đa phần các bài tập đòi hỏi sự nỗ lực của cơ bắp cũng như sự tập trung chú ý cao độ khi thực hiện bài tập. Sự chuẩn bị của người tập thường biểu hiện theo ba yếu tố: Mức độ phát triển các tố chất thể lực (sự sẵn sàng về thể lực), kinh nghiệm vận động (kể cả sẵn sàng về phối hợp vận động) và các yếu tố về tâm lí. Thí dụ: Sự chuẩn bị của vận động viên thể hiện ở trạng thái trước xuất phát thi đấu: Sẵn sàng, thờ ơ, bồn chồn – trong đó trạng thái sẵn sàng là trạng thái tốt nhất
Việc thực hiện các động tác đơn giản thì có thể thu được kết quả ngay ở những lần tập đầu tiên. Nhưng với những động tác tương đối phức tạp thì kết quả thu được (tốc độ hình thành vận động) phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm vận động mà người tập đã có từ trước đó. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của các bài tập nhằm mở rộng vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động để đảm bảo cho sự sẵn sàng tiếp thu động tác mới
Đặc tính chung về cấu trúc của quá trình dạy học động tác
Sự phân đoạn quá trình dạy học mỗi động tác riêng lẻ cần phải dựa trên các giai đoạn tương ứng của quá trình hình thành các kỹ năng và kỹ xảo vận động
gồm 3 giai đoạn
Giai đoạn dạy học ban đầu về động tác - tương ứng với giai đoạn dạy học kỹ thuật động tác ở mức còn “thô thiển”.
Giai đoạn dạy học đi sâu và chi tiết hóa động tác – lúc này kỹ năng vận động được chính xác hóa và một phần được chuyển thành kỹ xảo.
Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện động tác.
Nội dung, yêu cầu, phương pháp dạy học của từng giai đoạn
Giai đoạn dạy học ban đầu
Xu hướng và các nhiệm vụ riêng
Mục đích của giai đoạn này là dạy học các nguyên lý kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng thực hiện nó, mặc dù còn d¬ưới dạng "thô thiển".
Các nhiệm vụ:
Tạo khái niệm chung về động tác và tâm thế tốt để tiếp thu động tác đó.
Học từng phần (từng giai đoạn hay yếu lĩnh) của kỹ thuật động tác mà trước đây chưa biết.
Hình thành nhịp điệu chung của động tác.
Ngăn ngừa hoặc loại trừ những cử động không cần thiết và những sai phạm lớn trong kỹ thuật động tác.
giải quyết nhiệm vụ 1:
Trong giai đoạn này, cơ bản và trước nhất dùng phương pháp lời nói và làm mẫu động tác. Các phương pháp đó phải nêu bật lên được mục đích, ý nghĩa, và nhiệm vụ cần học. Nghĩa là trong giai đoạn này cần phát huy tác dụng của nguyên tắc tự giác tích cực, để từ đó hình thành tâm thế vững chắc đối với việc tiếp thu kĩ thuật động tác đó
Khi giảng giải cần cho học sinh liên hệ được với những kinh nghiệm vận động cũ mà họ đã có. Sự đối chiếu này rất quan trọng cho việc nhận thức, và thực hiện động tác mới
giải quyết nhiệm vụ 2:
Sử dụng phương pháp phân chia rồi kết hợp, hợp nhất
ưu điểm:
Giảm căng thẳng về mặt tâm lí.
Tránh và đồng thời sửa chữa kịp thời những chỗ sai.
Giảm sự tiêu hao sức lực.
nhược điểm:
Dễ dẫn tới bóp méo nội dung kỹ thuật (làm lệch lạc các phần bị chia).
Sai về nhịp điệu chung của cấu trúc động tác.
Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý chỉ phân chia những động tác không dẫn tới nguy cơ bị sai lệch về cấu trúc…
giải quyết nhiệm vụ 3: Ở đây sử dụng chủ yếu phương pháp lặp lại ổn định, nhằm tạo cho người tập cảm giác chính xác về không gian và thời gian, sử dụng thủ pháp đơn giản nhưng hiệu quả ở một số động tác (hô, nhắc, đếm)
giải quyết nhiệm vụ 4:
Trong giai đoạn dạy học ban đầu, do người tập còn thiếu kinh nghiệm nên mới mắc phải rất nhiều sai lầm khác nhau:
Nhịp độ chung của động tác bị sai lệch.
Thêm những động tác phụ không cần thiết (động tác thừa).
Động tác bị sai phương hướng và biên độ.
Nỗ lực cơ bắp không đúng gây nên sự quá căng thẳng
Nguyên nhân và cách khắc phục:
Sự chuẩn bị thể lực chưa đầy đủ - chuẩn bị tố chất thể lực cần thiết đáp ứng nhu cầu của kỹ thuật động tác.
Sợ hãi (do dụng cụ, võ, đấm bốc, khi nhảy qua mức xà cao…) gây nên căng thẳng cơ bắp quá mức và hạn chế biên độ động tác – tăng cường bảo hiểm, động viên, giáo dục ý chí cho người tập, tăng dần độ khó dần dần từ ít đến nhiều.
Hiểu nhiệm vụ vận động chưa đúng (do sĩ diện, chểnh mảng…) – giảng giải kỹ, giải thích rõ ràng, làm mẫu có chất lượng cao, các phương pháp tích cực có sự chú ý và đào sâu suy nghĩ về nhiệm vụ vận động.
Tự kiểm tra động tác chưa đủ mức – tập trung chú ý vào động tác đang thực hiện cũng như nhờ các phương pháp thông tin cấp tốc.
Do những sai lầm của động tác trước đó – dùng phương pháp chia nhỏ động tác để tập, đồng thời sửa chữa những lỗi sai đó.
Do mệt mỏi: Tập các động tác mới thường chóng dẫn đến mệt mỏi vì người tập thường chưa quen với sự căng thẳng cơ bắp mới quá mức và sự căng thẳng thần kinh – dùng phương pháp kích thích tâm lí và định ra chỉ tiêu để yêu cầu người tập thực hiện.
Do sự chuyển xấu các kỹ xảo vận động – xây dựng lại tiến trình giảng dạy sao cho hợp lí.
Do điều kiện tập luyện không tốt (dụng cụ, sân bãi, trang thiết bị, thời tiết, khí hậu…) – cố gắng tới mức tối đa để hạn chế khó khăn trong quá trình tập luyện.
giai đoạn đi sâu
Xu hướng và các nhiệm vụ riêng
Mục đích: Dạy học ở giai đoạn này là đưa trình độ tiếp thu ban đầu, còn “thô thiển” đối với kỹ thuật động tác lên mức hoàn thiện. Nếu ban đầu chủ yếu tiếp thu cơ sở kĩ thuật thì lúc này phải tiếp thu chi tiết kĩ thuật đó.
Các nhiệm vụ cơ bản:
Hiểu sâu quy luật vận động của động tác.
Chính xác hóa kĩ thuật động tác theo đặc tính không gian, thời gian và mức độ dùng sức cho phù hợp với đặc điểm cá nhân.
Hoàn thiện nhịp điệu động tác, thực hiện động tác tự nhiên, liên tục.
Tạo tiền đề để thực hiện động tác biến dạng.
Đặc điểm và trình tự sử dụng các phương pháp trong giai đoạn giảng dạy đi sâu
Phương pháp tập luyện nguyên vẹn, phương pháp ổn định tăng tiến đi sâu vào những chi tiết kỹ thuật là cơ sở phương pháp dạy học ở giai đoạn này. Việc phân chia động tác đóng vai trò như một thủ pháp bổ trợ thứ yếu
Phương pháp sử dụng lời nói: Nhằm cung cấp kiến thức chi tiết về các cơ chế kỹ thuật động tác để phân tích tiến trình tiếp thu kỹ thuật đó; để phát hiện sai sót, các nguyên nhân nảy sinh và sửa chữa, đặc biệt để huấn luyện hình thức tập luyện tư duy – học bằng thơ.
Phương pháp trò chơi, phương pháp thi đấu: Sử dụng khi kĩ năng đã tương đối vững nhằm thực hiện kỹ thuật động tác vững hơn.
Kiểm tra và đánh giá: Trong giai đoạn này, cần có cách đánh giá thích hợp: Kiểm tra, khen, chê…nhưng nên thiên về động viên, khích lệ kịp thời để loại trừ bi quan không đúng mức.
Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện
Xu hướng và các nhiệm vụ riêng
Mục đích của giai đoạn này là hoàn thiện động tác và vận dụng động tác trong điều kiện thực tế.
nhiệm vụ:
Củng cố kỹ xảo đã có về kỹ thuật động tác.
Mở rộng tính biến dạng của động tác để sử dụng động tác trong các tình huống.
Hoàn thiện sự cá biệt hóa kỹ thuật động tác tương ứng với mức phát triển năng lực của cá nhân.
Sẵn sàng cấu tạo lại kỹ thuật và phát triển cao hơn (hoàn thiện) trên cơ sở phát triển các tố chất thể lực
Phương pháp củng cố và tiếp tục hoàn thiện:
Lặp lại ổn định: Củng cố những kỹ năng đã được hình thành (trong các môn có kỹ thuật ổn định: Thể dục, điền kinh…).
Lặp lại thay đổi: Các môn có tính biến dạng. Mặt khác, sử dụng các phương pháp ở giai đoạn trước, củng cố chi tiết.
Các đặc điểm kiểm tra và đánh giá
chủ yếu đánh giá mức độ hoàn chỉnh tất cả các mặt chất lượng động tác khi thực hiện trong thực tế
Các chỉ số cơ bản dùng để đánh giá mức độ hoàn thiện động tác:
Mức độ tự động hóa đối với động tác (so sánh chất lượng kỹ thuật khi tập trung chú ý vào thực hiện động tác).
Tính bền vững của kỹ xảo khi mệt mỏi (số lần lặp lại hoặc số thời gian lặp lại động tác mà không có sai lệch động tác).
Tính bền vững của kỹ xảo khi cảm xúc thay đổi (so sánh trong học tập và thi đấu).
Tính biến dạng của động tác (đánh giá năng lực thực hiện động tác trong các điều kiện khác nhau…).
Tính hiệu quả của kỹ thuật động tác.