Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Dạy học động tác trong GDTC - Coggle Diagram
Dạy học động tác trong GDTC
Nhiệm vụ đặc điểm của dạy học động tác trong GDTC
Tạo một "vốn vận động ban đầu” làm cơ sở cho các hoạt động tiếp theo cao hơn.
Dùng làm các bài tập "dẫn dắt" hoặc như các phương tiện để tác động có chủ đích đến sự phát triển các năng lực thể chất riêng.
Hình thành và đạt đến một mức độ hoàn thiện cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo vận động cơ bản cần có trong cuộc sống hàng ngày, lao động, thể thao và các lĩnh vực hoạt động khác.
Tính chất của các nhiệm vụ và đặc điểm của các động tác cần học đã chi phối đặc điểm quá trình dạy học
Phụ thuộc vào độ phức tạp về cấu trúc của động tác cần học
Các yêu cầu về độ chính xác của động tác trong không gian, theo thời gian và mức độ dùng sức.
Năng lực phối hợp vận động ở mỗi giai đoạn hay toàn bộ động tác…bởi tính đơn giản hay phức tạp trong cấu trúc nhịp điệu của động tác.
Số lượng các cử động và giai đoạn tạo nên động tác đó
Mức tham gia của các cơ chế tự động bẩm sinh hay vừa tiếp thu được.
Phụ thuộc vào đặc điểm của các tố chất vận động : Tùy thuộc vào đặc điểm bài tập mà lựa chọn phương pháp, phương tiện sao cho phù hợp.
Phụ thuộc vào điều kiện động tác cần tiếp thu
Có những động tác đòi hỏi phải có tính biến dạng cao trong dạy học như các môn theo tình huống, việc dạy học nhằm đảm bảo được những mối liên hệ tối ưu giữa các yếu tố làm củng cố các kỹ xảo vận động và làm tăng tính biến đổi hợp lí trong các điều kiện, tình huống thay đổi không ngừng.
Cơ chế và các quy luật hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động là cơ sở xác định các giai đoạn của quá trình dạy học động tác
Khái niệm
Kỹ năng là khả năng điều khiển động tác một cách chưa được tự động hóa mà còn phải tập trung chú ý vào động tác, cách làm và chưa được ổn định.
Kỹ năng vận động là cách thức điều khiển có tính chất tự động hóa các động tác trong hành động vận động toàn vẹn và động tác được thực hành ở mức độ vững chắc cao.
Vai trò của kỹ năng vận động trong GDTC
Đối với động tác cần hoàn thiện tới mức kỹ xảo thì kỹ năng là bước chuyển tiếp để hình thành kỹ xảo.
Đối với động tác không cần nắm vững đến mức kỹ xảo thì kĩ năng đóng vai trò dẫn dắt đến việc hình thành kỹ xảo của các động tác phức tạp hơn.
Vai trò của kỹ xảo vận động trong GDTC
Tính tự động hóa đối với động tác: Khả năng thực hiện động tác không cần tập trung chú ý cao độ mà vẫn thực hiện đảm bảo yêu cầu kĩ thuật.
Tính liên tục của động tác: Đảm bảo sự kế thừa giữa các giai đoạn thực hiện động tác, tốn ít sức, hiệu quả cao.
Tính bền vững của động tác: Biểu hiện ở khả năng duy trì hiệu quả động tác trong các tình huống khác nhau: Trạng thái tâm lí bất thường (hồi hộp, lo lắng, sợ hãi…), thể lực giảm sút, điều kiện bên ngoài bất lợi (môi trường, khí hậu…) và các trở ngại từ phía đối phương.
Tính biến dạng: Là khả năng biến đổi các chi tiết động tác cho phù hợp với điều kiện tình huống luôn thay đổi.
Quá trình dạy học động tác trong GDTC
Giai đoạn dạy học ban đầu
Mục đích của giai đoạn này là dạy học các nguyên lý kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng thực hiện nó, mặc dù còn dưới dạng "thô thiển".
Các nhiệm vụ
Tạo khái niệm chung về động tác và tâm thế tốt để tiếp thu động tác đó.
Học từng phần (từng giai đoạn hay yếu lĩnh) của kỹ thuật động tác mà trước đây chưa biết.
Hình thành nhịp điệu chung của động tác.
Ngăn ngừa hoặc loại trừ những cử động không cần thiết và những sai phạm lớn trong kỹ thuật động tác.
Nguyên nhân và cách khắc phục
Sự chuẩn bị thể lực chưa đầy đủ - chuẩn bị tố chất thể lực cần thiết đáp ứng nhu cầu của kỹ thuật động tác.
Sợ hãi (do dụng cụ, võ, đấm bốc, khi nhảy qua mức xà cao…) gây nên căng thẳng cơ bắp quá mức và hạn chế biên độ động tác – tăng cường bảo hiểm, động viên, giáo dục ý chí cho người tập, tăng dần độ khó dần dần từ ít đến nhiều.
Hiểu nhiệm vụ vận động chưa đúng (do sĩ diện, chểnh mảng…) – giảng giải kỹ, giải thích rõ ràng, làm mẫu có chất lượng cao, các phương pháp tích cực có sự chú ý và đào sâu suy nghĩ về nhiệm vụ vận động.
Tự kiểm tra động tác chưa đủ mức – tập trung chú ý vào động tác đang thực hiện cũng như nhờ các phương pháp thông tin cấp tốc.
Do những sai lầm của động tác trước đó – dùng phương pháp chia nhỏ động tác để tập, đồng thời sửa chữa những lỗi sai đó.
Do mệt mỏi: Tập các động tác mới thường chóng dẫn đến mệt mỏi vì người tập thường chưa quen với sự căng thẳng cơ bắp mới quá mức và sự căng thẳng thần kinh – dùng phương pháp kích thích tâm lí và định ra chỉ tiêu để yêu cầu người tập thực hiện.
Do sự chuyển xấu các kỹ xảo vận động – xây dựng lại tiến trình giảng dạy sao cho hợp lí.
Do điều kiện tập luyện không tốt (dụng cụ, sân bãi, trang thiết bị, thời tiết, khí hậu…) – cố gắng tới mức tối đa để hạn chế khó khăn trong quá trình tập luyện.
Giai đoạn dạy học đi sâu
Mục đích của giai đoạn này là chuyển từ kĩ năng thô sơ thành mức độ hoàn thiện hơn về động tác, thực hiện ở sự chi tiết hóa kĩ thuật động tác.
Các nhiệm vụ
Hiểu sâu quy luật vận động của động tác.
Chính xác hóa kĩ thuật động tác theo đặc tính không gian, thời gian và mức độ dùng sức cho phù hợp với đặc điểm cá nhân.
Hoàn thiện nhịp điệu động tác, thực hiện động tác tự nhiên, liên tục.
Tạo tiền đề để thực hiện động tác biến dạng.
Các phương pháp
PP tập luyện nguyên vẹn
PP sử dụng lời nói
PP trò chơi, PP thi đấu
Kiểm tra đánh giá
Động tác khi càng lên mức hoàn chỉnh thì sự kiểm tra của giáo viên và người tập lại càng khó khăn hơn. Vì thế, càng ở mức độ hoàn thiện càng nên thận trọng và tốt nhất tìm các biện pháp khách quan để kiểm tra. Có thể sử dụng phim ảnh (quay phim để kiểm tra – nếu cần). Mặt khác ở giai đoạn dạy học đi sâu, động tác chưa chuyển hẳn thành kỹ xảo nên kỹ thuật động tác có lúc làm tốt nhưng có lúc làm rất chệch.
Trong giai đoạn này, cần có cách đánh giá thích hợp: Kiểm tra, khen, chê…nhưng nên thiên về động viên, khích lệ kịp thời để loại trừ bi quan không đúng mức.
Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện
Mục đích của giai đoạn này là hoàn thiện động tác và vận dụng động tác trong điều kiện thực tế.
Các nhiệm vụ
Củng cố kỹ xảo đã có về kỹ thuật động tác.
Mở rộng tính biến dạng của động tác để sử dụng động tác trong các tình huống.
Hoàn thiện sự cá biệt hóa kỹ thuật động tác tương ứng với mức phát triển năng lực của cá nhân.
Sẵn sàng cấu tạo lại kỹ thuật và phát triển cao hơn (hoàn thiện) trên cơ sở phát triển các tố chất thể lực.
PP củng cố và tiếp tục hoàn thiện
Lặp lại ổn định: Củng cố những kỹ năng đã được hình thành (trong các môn có kỹ thuật ổn định: Thể dục, điền kinh…).
Lặp lại thay đổi: Các môn có tính biến dạng. Mặt khác, sử dụng các phương pháp ở giai đoạn trước, củng cố chi tiết.
Xây dựng lại kỹ thuật động tác
Khi các hình thức động tác vừa tiếp thu được không hoàn toàn tương ứng với khả năng chức phận đang tăng lên của cơ thể.
Khi kỹ xảo được hình thành bị sai sót do dạy học sai lệch.
Kiểm tra đánh giá
Mức độ tự động hóa đối với động tác (so sánh chất lượng kỹ thuật khi tập trung chú ý vào thực hiện động tác).
Tính bền vững của kỹ xảo khi mệt mỏi (số lần lặp lại hoặc số thời gian lặp lại động tác mà không có sai lệch động tác).
Tính bền vững của kỹ xảo khi cảm xúc thay đổi (so sánh trong học tập và thi đấu).
Tính biến dạng của động tác (đánh giá năng lực thực hiện động tác trong các điều kiện khác nhau…).