Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Quá trình dạy học động tác trong Giáo dục thể chất - Coggle Diagram
Quá trình dạy học động tác trong Giáo dục thể chất
Các tiền đề và các giai đoạn của quá trình dạy học
Sự sẵn sàng tiếp thu động tác là một tiền đề của dạy học trong Giáo dục thể chất
Một điều dễ nhận thấy rằng, nếu khi đã thực hiện một công việc nào đó mà đã có sự chuẩn bị từ trước với một ý thức sẵn sàng thực hiện thì sẽ thu được kết quả cao.
Trong quá trình giáo dục, việc người tập chuẩn bị sẵn sàng để tiếp thu động tác đặc biệt cần thiết, bởi tính đặc thù của Thể dục thể thao là đa phần các bài tập đòi hỏi sự nỗ lực của cơ bắp cũng như sự tập trung chú ý cao độ khi thực hiện bài tập.
Đặc tính chung về cấu trúc của quá trình dạy học động tác
Giai đoạn dạy học ban đầu về động tác - tương ứng với giai đoạn dạy học kỹ thuật động tác ở mức còn “thô thiển”.
Giai đoạn dạy học đi sâu và chi tiết hóa động tác – lúc này kỹ năng vận động được chính xác hóa và một phần được chuyển thành kỹ xảo.
Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện động tác.
Nội dung, yêu cầu, phương pháp dạy học của từng giai đoạn
Giai đoạn dạy học ban đầu
Mục đích của giai đoạn này là dạy học các nguyên lý kỹ thuật của động tác, hình thành kỹ năng thực hiện nó, mặc dù còn dưới dạng "thô thiển".
Các nhiệm vụ
Tạo khái niệm chung về động tác và tâm thế tốt để tiếp thu động tác đó.
Học từng phần (từng giai đoạn hay yếu lĩnh) của kỹ thuật động tác mà trước đây chưa biết.
Hình thành nhịp điệu chung của động tác.
Ngăn ngừa hoặc loại trừ những cử động không cần thiết và những sai phạm lớn trong kỹ thuật động tác.
Giải quyết các nhiệm vụ (phương pháp thực hiện)
Giai đoạn dạy học đi sâu
Mục đích
chuyển từ kĩ năng thô sơ thành mức độ hoàn thiện hơn về động tác, thực hiện ở sự chi tiết hóa kĩ thuật động tác.
Các nhiệm vụ cơ bản
Hiểu sâu quy luật vận động của động tác.
Chính xác hóa kĩ thuật động tác theo đặc tính không gian, thời gian và mức độ dùng sức cho phù hợp với đặc điểm cá nhân.
Hoàn thiện nhịp điệu động tác, thực hiện động tác tự nhiên, liên tục.
Tạo tiền đề để thực hiện động tác biến dạng.
Đặc điểm và trình tự sử dụng các phương pháp trong giai đoạn giảng dạy đi sâu
Phương pháp tập luyện nguyên vẹn, phương pháp ổn định tăng tiến đi sâu vào những chi tiết kỹ thuật là cơ sở phương pháp dạy học ở giai đoạn này.
Phương pháp sử dụng lời nóii: Nhằm cung cấp kiến thức chi tiết về các cơ chế kỹ thuật động tác để phân tích tiến trình tiếp thu kỹ thuật đó; để phát hiện sai sót, các nguyên nhân nảy sinh và sửa chữa, đặc biệt để huấn luyện hình thức tập luyện tư duy – học bằng thơ.
Phương pháp trò chơi, phương pháp thi đấu: Sử dụng khi kĩ năng đã tương đối vững nhằm thực hiện kỹ thuật động tác vững hơn.
Kiểm tra và đánh giá
Trong giai đoạn này, cần có cách đánh giá thích hợp: Kiểm tra, khen, chê…nhưng nên thiên về động viên, khích lệ kịp thời để loại trừ bi quan không đúng mức.
Giai đoạn củng cố và tiếp tục hoàn thiện
Mục đích của giai đoạn này là hoàn thiện động tác và vận dụng động tác trong điều kiện thực tế.
Nhiệm vụ
Củng cố kỹ xảo đã có về kỹ thuật động tác.
Mở rộng tính biến dạng của động tác để sử dụng động tác trong các tình huống.
Hoàn thiện sự cá biệt hóa kỹ thuật động tác tương ứng với mức phát triển năng lực của cá nhân.
Sẵn sàng cấu tạo lại kỹ thuật và phát triển cao hơn (hoàn thiện) trên cơ sở phát triển các tố chất thể lực.
Phương pháp củng cố và tiếp tục hoàn thiện
Lặp lại ổn định: Củng cố những kỹ năng đã được hình thành (trong các môn có kỹ thuật ổn định: Thể dục, điền kinh…)
Lặp lại thay đổi: Các môn có tính biến dạng. Mặt khác, sử dụng các phương pháp ở giai đoạn trước, củng cố chi tiết.
Về xây dựng lại kỹ thuật động tác
Khi các hình thức động tác vừa tiếp thu được không hoàn toàn tương ứng với khả năng chức phận đang tăng lên của cơ thể.
Khi kỹ xảo được hình thành bị sai sót do dạy học sai lệch.
Các đặc điểm kiểm tra và đánh giá
Mức độ tự động hóa đối với động tác (so sánh chất lượng kỹ thuật khi tập trung chú ý vào thực hiện động tác).
Tính bền vững của kỹ xảo khi mệt mỏi (số lần lặp lại hoặc số thời gian lặp lại động tác mà không có sai lệch động tác).
Tính bền vững của kỹ xảo khi cảm xúc thay đổi (so sánh trong học tập và thi đấu).
Tính biến dạng của động tác (đánh giá năng lực thực hiện động tác trong các điều kiện khác nhau…).
Tính hiệu quả của kỹ thuật động tác.