Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM - Coggle Diagram
TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM
Các bộ phận hợp thành của VHVN:
Văn học dân gian
Gồm các thể loại như thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca, vè, truyện thơ, chèo .
Đặc trưng của VHDG là tính truyền miệng, tính tập thể, và sự gắn bó với các sinh hoạt cộng đồng.
Khái niệm: VHDG là những sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động. Các tri thức có thể tham gia sáng tác. Song những sáng tác đó phải tuân thủ những đặc trưng của VHDG và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân.
Văn học viết
Chữ viết của văn học VN: Hán, Nôm, Quốc ngữ .
Thể loại:
Từ thế kỉ X-XIX có ba nhóm thể loại chủ yếu:
Văn xuôi ( truyện, kí tiểu thuyết chương hồi,…)
Thơ ( thơ cổ phong đường luật, từ khúc,…)
Văn biền ngẫu ( phú, cáo, văn tế,…)
Chữ Nôm có thơ Nôm đường luật, từ khúc, ngâm khúc, hát nói…
Từ đầu thế kỉ XX đến nay: phong phú và đa dạng như truyện, tiểu thuyết, kí (tự sự), thơ trữ tình và trường ca (trữ tình), kịch nói và kịch thơ (kịch)
Khái niệm: là sáng tác của tri thức, mang dấu ấn riêng của nhà văn và được ghi bằng chữ viết.
Quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam
Văn học trung đại
: (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
Văn học viết bằng chữ Hán
Ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Lão- Trang
Ảnh hưởng của văn học Trung Quốc qua thi pháp văn học, mượn từ thể loại
Văn học viết bằng chữ Nôm
Ra đời ở XV nhưng phát triển mạnh từ XVIII và XIX
Sự ra đời của chữ Nôm đánh dấu sự phát triển của VHVN, là bằng chứng hùng hồn cho ý chí xây dựng nền văn hiến độc lập
Văn học hiện đại
: (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
Văn học hiện đại Việt Nam một mặt kế thừa tinh hoa của văn học trung đại, mặt khác tiếp thu tinh hoa của văn học phương Tây.
Sự khác biệt của văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam:
Về đời sống văn học: nhờ có báo chí, kĩ thuật in ấn hiện đại, tác phẩm văn học đi vào đời sống nhanh hơn, mối quan hệ giữa độc giả và tác giả mật thiết hơn, đời sống văn học sôi nổi, năng động hơn.
Về thể loại: thơ mới, tiểu thuyết, kịch nói… thay thế hệ thống thể loại cũ.
Về tác giả: đã xuất hiện nhà văn nhà thơ chuyên nghiệp, lấy việc viết văn, sáng tác thơ là nghề nghiệp.
Về thi pháp: lối viết ước lệ, sùng cổ, phi ngã của VHTD không còn thích hợp và lối viết hiện thực đề cao cá tính sáng tạo, đề cao “cái tôi” cá nhân dần được khẳng định.