Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT(NHÀ TRẺ) - Coggle Diagram
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT(NHÀ TRẺ)
ý nghĩa
thời kì hài nhi, trẻ có 1 số hành động phức tạp với đồ vật, nhưng là vu vơ, tình cờ, ko phải khám phá chức năng, sử dụng đồ vật
thời kì ấu nhi, trẻ học cách sử dụng đồ vật nhờ hướng dẫn của người lớn:
+trẻ hướng hđ của mình vào việc nắm chức năng và phương thức sd đồ vật
+hđ đồ vật là hđ chủ đạo lứa tuổi ấu nhi
+ở nhóm nhà trẻ chủ yếu là trẻ ấu nhi
=> hđ chủ đạo trẻ lứa tuổi nhà trẻ là hđ với đồ vật
chức năng của đồ vât bộc lộ -> thành đối tượng thu hút sự chú ý của trẻ -> tâm lý của trẻ phát triển mạnh, đặc biệt là trí tuệ
thông qua hđ với đồ vật, các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác) phát triển, khả năng phối hợp giữa thị giác và thính giác tốt hơn
+sự phong phú về màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh thu hút trẻ, kích thích trẻ gần gũi, ngắm nghía, sờ mó, thao tác,... với đồ vật
+với sự hướng dẫn của người lớn, trẻ nâng chuẩn cảm giác với đồ vật
+trẻ nắm đc tên gọi, màu sắc, hình dạng, âm thanh, kích thước, vật liệu,... làm ra đồ vật. Nắm được công dụng, cách thức sử dụng
+dựa vào đó so sánh, phân biệt đồ vật khác nhau, xếp lại đồ vật giống nhau -> tư duy của trẻ phát triển
+nhờ sự phong phú, đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước, âm thanh, khám phá ra chức năng, phương thức sử dụng đồ vật làm xúc cảm nói chung (xúc cảm trí tuệ của trẻ) được hình thành
phát triển vận động, đặc biệt sự khéo léo, linh hoạt của bàn tay và ngón tay trẻ
+trẻ cầm nắm đồ vật bằng cả bàn tay còn rất vụng về(năm đầu)
+đến giai đoạn trẻ biết thao tác với đồ vật khéo kéo, linh hoạt (nhặt đồ chơi, tháo lắp vòng, đóng mở hộp, xếp hình,...)
=>hđ với đồ vật là con đường cơ bản rèn luyện sự khéo léo tinh tế của đôi bàn tay và các ngón tay
hđ với đồ vật là hđ cơ bản (chủ đạo), có ý nghĩa đặc biệt với sự phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ nhà trẻ
PP và BP tổ chức
là hoạt động lôi cuốn tâm trí của trẻ mạnh mẽ +ngoài giờ chơi- tập chính khóa, cô có thể tổ chức chơi vào các thời điểm khác nhau trong ngày
+đầu giờ sáng (giờ đón trẻ), sau khi ngủ dậy, giờ tự do (chờ đón trẻ)
+mục đích, ND, YC chơi - tập có thể khác nhau
+để nâng cao hiệu quả hoạt động; pp,bp, hướng dẫn của cô giữ vai trò quan trọng
để cuốn hút trẻ hđ với đồ vật, cô cần tạo tình huống hấp dẫn thu hút trẻ tham gia
+VD: tổ chức "xếp nhà cho con vật"(giờ chơi tập có chủ định - trẻ 18-24 tháng), cô có thể tạo tình huống: bạn thỏ đến chơi, ở lại vài ngày, cùng cô làm nhà cho thỏ (mỗi trẻ 1 nhà), ai làm nhanh đẹp là bé ngoan
sau đó, cô làm mẫu kèm hướng dẫn để trẻ quan sát và bắt chước
+làm mẫu xong cô khuyến khích trẻ làm theo cô
+với trẻ nhỏ, "chậm hiểu" hoặc chơi lần đầu, cô từ từ hướng dẫn và thao tác(có thể cầm tay hướng dẫn)
+với trẻ nhanh, cô hướng dẫn bằng lời, khuyến khích trẻ tự làm
+trong quá trình hướng dẫn hoạt động, cô cần động viên, khuyến khích kịp thời trẻ thao tác, hành động đúng; uốn nắn trẻ thao tác chưa đúng
duy trì hứng thú trong hoạt động, cô cần thay đổi đồ chơi, trò chơi, chủ đề chơi,..
+VD: trong 1 tuần xen kẽ nội dung: thứ 3 xếp nhà cho thỏ; thứ 5 chọn đồ chơi màu xanh cho thỏ
đặc thù tổ chức hđ đồ vật theo độ tuổi
năm đầu
đc tiến hành trong các giờ chơi hàng ngày ở TMN
mỗi ngày cô nên tổ chức cho trẻ chơi 2 lần (sáng - chiều), khi đang thức trong tâm trạng thoải mái
+thời lượng chơi tùy thuộc từng độ tuổi, ND cụ thể mỗi hđ và thời điểm tổ chức chơi
ND chơi của trẻ thời điểm này gồm: hđ phát triển vận động, nhận biết và luyện các giác quan, trò chuyện, tập nói, nghe hát, nghe nhạc,...
trong thời điểm chơi có chủ định, cô cần xây dựng kế hoạch tuần sao cho mỗi ngày trẻ đc tham gia 1 hđ có chủ định với nD 1 trong những hđ trên làm trọng tâp, tích hợp ND 1 hoặc 2 hđ khác mang tính hỗ trợ ND trọng tâm
+VD: tổ chức trẻ tập bò, kết hợp cầm nắm đồ chơi, tập nói
+trẻ chậm làm động tác mới, nên cho trẻ làm nhiều lần trong ngày
+ko nên ép buộc mà nên tạo ko khí thoải mái khi trẻ luyện tập
thời điểm tổ chức trẻ chơi tự do, cô nên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi nhẹ nhàng, củng cố điều trẻ biết, chơi trò mang tính giải trí: chi chi chành chành, nu na nu nống, ú òa,...
năm 2
*ng lớn khi cho trẻ hđ đồ vật, chú ý:
ko cấm trẻ chơi (ngăn chặn con đường phát triển của trẻ). Những đứa hay tìm tòi, thông minh hơn; ngược lại, thụ động, kém phát triển
cô chủ động cho trẻ tiếp xúc với đồ vật ko nguy hiểm, để trẻ tự khám phá, cô chỉ hướng dẫn trẻ thao tác với đồ vật
ngoài ra, cô có thể mang cho trẻ đồ chơi thay thế đồ thật. Đồ chơi phải có màu sắc tươi tắn, đảm bảo y/c vệ sinh, trẻ tự do sử dụng
ngoài đồ chơi thay thế vật thật, cô chú ý đồ chơi lắp ráp, xếp hình. Phải chú ý hình dạng, đặc tính đồ chơi (đòi hỏi trẻ quan sát thì mới chơi đc)
đồ chơi dân gian: con giống, hộp chồng khít, hạt, vỏ sò, ... đều hấp dẫn với trẻ
khi HD, cô dạy trẻ cách làm thế nào với đồ vật, dạy trẻ cái nên làm, nên tránh, k nên nôn nóng. k mong trẻ nhanh thành thạo mà để trẻ nắm đc nguyên tắc cơ bản trong hđ của con người
động tác làm mẫu của cô rất quan trọng (làm chậm, kết hợp lời nói mạch lạc) -> trẻ thực hành, y/c làm từng động tác theo HDan của cô (nếu trẻ chưa có khả năng làm theo thì cô cầm tay trẻ cùng thực hiện)
trẻ 15 tháng tuổi trở lên, có bđầu cho trẻ học sd 1 số đồ quen thuộc ( dạy trẻ cách cầm cốc uống nước, cầm thìa xúc cơm thông qua trò chơi đơn giản)
vừa bảo bằng lời vừa làm là cách quan trọng giúp đứa trẻ hiểu nghĩa của từ, của câu nói (cô lưu ý nói với trẻ từ đơn giản)
khi trẻ đã biết cách sử dụng đồ vật; cô để trẻ tự học, tự chơi ( cô chỉ theo dõi, đưa thêm điều kiện, tình huống để trẻ giải quyết vđề)
+cô cần hỗ trợ trẻ chơi, tham gia chơi cùng trẻ -> tạo đk thuận lợi cho trẻ học
=> phải để trẻ chơi với 1 đồ chơi trong 1 thời gian, ko đc ngày nào cũng bắt trẻ chơi đồ chơi mới, tuy nhiên nên thay đổi trong các hoạt động chơi của trẻ
trẻ nhỏ chưa thể hành động với đồ vật hợp lý, có thể đập phá, cô cần hiểu đặc điểm này để theo dõi, giúp đỡ khi chúng chơi, tạo dkien cho trẻ đc hành động với đồ vật
năm 3
gđ này, hđ với đồ vật mang mục đích rõ ràng hơn
+thao tác với đồ vật của trẻ thành thao, chính xác hơn
+hđ với đồ vật của trẻ như trò chơi
+trẻ bđầu mô phỏng (bắt chước)thao tác tác của ng lớn khi chơi
+trẻ cũng chơi trò chơi khác: trò chơi mô phỏng, bắt chước ng lớn, xếp hình, xâu hạt, trò chơi vận động,...
a. trò chơi nhận biết- thao tác với đồ vật:
tổ chức trò chơi nhận biết - thao tác với đồ vật để phát triển nhận cảm cho trẻ
trẻ 3 tuổi đc làm quen với thuộc tính, đặc tính thực của nhiều đồ vật
cùng sự hướng dẫn của cô, trẻ nắm đc tri thức, kĩ năng khác nhau -> hình thành cho trẻ năng lực học tập, biết chú ý lắng nghe
thông qua trò chơi này, trẻ học đc cách sd đồ vật; so sánh giữa các đồ vật với nhau
1 số trò chơi nhận biết:
+phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước đồ vật: VD nhận biết 3 màu xanh đỏ vàng; hình tròn vuông; kích thước to nhỏ
+phát triển các giác quan: thị thính xúc giác; vận động đôi bàn tay cầm nắm xếp đặt xâu xỏ
+sử dụng đồ vật: chơi với đồ vật khác nhau
so sánh phân biệt bộ tranh đôi, lô tô, ghép đôi,... cô cần chú ý:
~tham gia trực tiếp chơi cùng trẻ; giải thích ngắn gọn rõ ràng để trẻ hiểu nội dung, quy tắc
~trò chơi luyện giác quan, cử động ngón tay, cô kết hợp sử dụng đồ chơi với cử chỉ, nét mặt, lời nói nhẹ nhàng
~trò chơi nhận biết, phân biệt; chọn màu sắc, hình dạng, kích thước rõ ràng, có 1 đặc điểm khác nhau còn lại giống nhau
c. trò chơi vận động:
cần tổ chức cho trẻ 3 tuổi chơi 2 loại trò chơi vận động sau:
+trò chơi vận động có chủ đề(đuổi bắt, hái quả,...)
trò chơi vận động ko có chủ đề (vận động bò, trườn, leo; chơi đồ chơi thang leo, cầu trượt....
khi cho trẻ chơi cô cần:
+chỗ chơi rộng rãi, an toàn
+chuẩn bị dụng cụ , đồ chơi cần thiết, bố trí hợp lí
+lôi cuốn trẻ chơi
+cô giải thích ngắn gọn nội dung chơi, luật chơi, hướng dẫn cách chơi, làm mẫu động tác kèm lời nói
+với trò chơi dụng cụ thể dục, cô tập cho trẻ đúng yêu cầu, thường xuyên quán xuyến để đảm bảo an toàn
+làm cho trẻ thích chơi, mang lại niềm vui cho trẻ
b. trò chơi xếp hình:
trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn luyện kĩ năng phối hợp giữa tay và mắt, đồng thời nhận biết màu sắc, tên gọi hình
khi HD trẻ chơi, cần:
+cho trẻ quan sát đồ vật mà trẻ sẽ xếp
+cô chuẩn bị dụng cụ theo số lượng mà trẻ tham gia
+khêu gợi hứng thú đến trò chơi xếp hình bằng cách tạo tình huống khác nhau -> cô làm mẫu -> để trẻ tự làm
dạy trẻ hiểu ý nghĩa, tác dụng từng loại đồ vật xếp đc
cho trẻ luyện tập tự làm 1 mình, cô theo dõi, HD trẻ làm khi trẻ lúng túng, khen ngợi, động viên trẻ làm đúng, nhanh, đẹp
d. trò chơi sinh hoạt:
trc khi cho trẻ chơi, cô cần làm tăng vốn hiểu biết của trẻ về xung quanh bằng cách xem tranh, quan sát thực tế, chỉ cho trẻ những động tác mà trẻ quan sát
cô đóng vai chính, lấy mình làm mẫu khuyến khích trẻ chủ động bắt chước hành động của ng lớn
ko can thiệp thô bạo vào trò chơi của trẻ, k bắt trẻ chơi theo ý cô
làm giàu trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ, làm giàu thao tác chơi với đồ vật của trẻ
HD trẻ chơi, cô kịp thời thay đổi tính chất trò chơi của trẻ,
+ko bắt trẻ chơi trò chơi quá so với khả năng của trẻ
+ko lặp lại nhiều lần trò chơi trẻ chán
+k chơi trò chơi quá đơn giản
+chú ý phát triển hứng thú, tính chủ động,tích cực của trẻ khi chơi
+tận dụng mọi trường hợp làm cảm xúc, ấn tượng của trẻ phong phú hơn
để nâng cao hiệu quả việc tổ chức hđ với đồ vật ở nhóm trẻ k cùng độ tuổi, cô chú ý:
+nắm đc đặc điểm tăng trưởng, phát triển của trẻ trong nhóm mình phụ trách
+nghiên cứu chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ từng độ tuổi để thiết kế hđ phù hợp
+cbi đầy đủ đồ dùng với mỗi hđộng, phù hợp y/c đặt ra ( có thể tổ chức trẻ ngồi theo từng góc)
+động viên kịp thời trẻ làm đúng, làm nhanh (đb trẻ nhỏ)
kết thúc giờ chơi, HD trẻ cất dọn đồ chơi
hình thức tổ chức
chơi - tập tự do
tiến hành vào buổi sáng, sau giờ chơi - tập có chủ định và vào giờ chơi - tập buổi chiều
+giúp trẻ củng cố, ôn luyện ND hđộng với đồ vật đã tiến hành trong giờ chơi - tập có chủ định
hình thức k mang tính bắt buộc về ND,
+có thể tổ chức 3-4 ND tùy thuộc số lượng trẻ trong nhóm
+thời gian: 15-20 phút (12-24 tháng); 20-25 phút (24-36 tháng)
+tùy thuộc hứng thú của trẻ
tiến hành theo 3 bước:
+Bước 1: ổn định nhóm trẻ: sử dụng nhiều thủ pháp: trò chơi, bài hát, bắt chước tiếng kêu con vật,...-> gthieu đồ chơi sẵn ở các góc, gợi ý trẻ tự chọn ND chơi
+Bước 2: tổ chức chơi: bước trọng tâm, dành nhiều thời gian bước này (4/5 tổng tgian). Mỗi cô phụ trách 1 nhóm, bao quát, tạo dkien cho trẻ chơi hứng thú. ĐỒ chơi phong phú số lượng, đáp ứng nhu cầu hđ của trẻ. Cô bao quát, động viên trẻ kịp thời trong quá trình chơi. Nếu trẻ ko hứng thú, có thể thay ND khác
+Bước 3: kết thúc giờ chơi: đặt câu hỏi giúp trẻ nhớ lại vừa chơi gì? làm gì? ... hđ tạo ra sp: cho trẻ quan sát. Cô nhận xét ngắn gọn; khuyến khích, động viên trẻ. CHo trẻ chơi hđ tập thể => chuyển hđ
chơi- tập có chủ định
là hình thức thường đc tổ chức vào buổi sáng sau giờ đón trẻ
+ND: mới hoặc đã biết
+thời gian:
~6-7 phút: 12-18 tháng
~8-10 phút: 18-24 tháng
~10-15 phút: 24-36 tháng
+căn cứ mức độ khó - dễ của ND chơi và khả năng của trẻ -> quyết định số lần chơi cho mỗi ND
diễn ra theo 4 bước:
+Bước 1: ổn định, gây hứng thú (đòi hỏi sự sáng tạo của cô): cô có thể dùng đồ chơi hấp dẫn, bắt chước tiếng kêu con vật, sử dụng câu đố, đọc thơ, bài hát... để gây ấn tượng với trẻ; lôi cuốn chú ý của trẻ vào nội dung chơi
+Bước 2: cô hướng dẫn mẫu: cô hướng dẫn bằng thao tác chậm, kết hợp giải thích rõ ràng, ngắn gọn ,dễ hiểu. Bảo đảm trẻ nhìn thấy đồ dùng. Số lần làm mẫu phụ thuộc độ khó, dễ ND chơi, lần chơi và khả năng của trẻ. Khi hướng dẫn cần dùng thủ pháp khác nhau gây ấn tượng với trẻ. VD: dùng ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt,...
+Bước 3: tổ chức cho trẻ chơi: bước trọng tâm; cô dành nhiều thời gian cho bước này (2/3 tổng thời gian chơi). Sau khi làm mẫu cô tổ chức cho trẻ chơi. Trong quá trình chơi, cô bao quát cả lớp, duy trì hứng thú, tạo dkien trẻ tích cực chơi. Trẻ chưa biết làm, cô hướng dẫn lại, động viên trẻ. Trẻ làm đc, động viên, khen ngợi trẻ. Gợi ý trẻ chơi với sản phẩm của mình tạo độ hứng thú. HDan cá nhân trẻ, cô nói nhỏ, đủ nghe, k ảnh hưởng trẻ xq
Bước 4: kết thúc giờ chơi:
~giờ tạo ra sản phẩm: cô tổ chức cho trẻ quan sát, ngắm sp mình tạo ra, động viên, khen ngợi trẻ. cho trẻ hát hoặc chơi trò chơi để kết thúc hđộng
~giờ ko tạo ra sản phẩm: cô có thể kết thúc bằng 1 trò chơi vận động tập thể
đặc điểm
thời kì hài nhi, hđ với đồ vật mang tính ngẫu nhiên (thấy đồ vật đong đưa phát ra tiếng kêu muốn làm lại; lớn hơn cầm đồ chơi thả xuống, đập, gõ,.. nghe tiếng kêu và thích)
+đến tuổi ấu nhi, hđ với đồ vật mang tính khám phá: chức năng và phương thức sử dụng đồ vật
+nắm đc chức năng và phương thức sử dụng -> trẻ có hành động phù hợp với đồ vật (cầm thìa xúc cơm, bưng cốc nước uống) chứ ko dùng để gõ, đập như tuổi hài nhi
+ban đầu, trẻ có thể hành động lung tung, chưa tuân thủ quy tắc hđ với đồ vật -> sau đó trẻ tự điều chỉnh hành động phù hợp quy tắc như mn đã làm
+nắm đc phương thức hành động với đồ vật mà định hướng của trẻ vào thế giới đồ vật có sự phát triển
+khi gặp đồ vật lạ, trẻ ko chỉ muốn biết nó là gì mà còn muốn biết công dụng để làm gì
+có sự hướng dẫn thường xuyên của ng lớn, trẻ sẽ nắm đc phương thức sử dụng đồ vật -> trẻ bước vào thế giới vật dụng của con người
nhu cầu khám phá chức năng và phương thức sử dụng đồ vật thúc đẩy trẻ tích cực tìm tòi, khám phá TGXQ (thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá của trẻ, ng ta tạo ra đồ chơi)
cuối năm 2 trở đi, nắm đc chức năng và phương thức sử dụng -> trẻ biết phân loại đồ vật theo nghề nghiệp
+đồ vật, đồ chơi thành phương tiện để trẻ thực hiện thao tác vai- dạng trò chơi điển hình cuối tuổi ấu nhi
cuối tuổi ấu nhi, trẻ có nhu cầu tự khẳng định mình, thích tự làm mọi việc, kể cả việc chưa làm đc
khi hđ với đồ vật, trẻ thực hiện nhiều hành động, có 2 hành động mang ý nghĩa phát triển hơn cả: công cụ và thiết lập mối tương quan
hành động công cụ:
+sử dụng công cụ do con người tạo ra làm phương tiện tác động lên đối tượng ->tạo kết quả
+gồm: hđ sử dụng công cụ sinh hoạt hàng ngày (bát đũa, dao kéo, sách bút,..) và sd công cụ sản xuất (cuốc, xẻng, búa, cưa, đục,..)
+tổ chức hành động công cụ: hướng dẫn trẻ biết sd vật dụng đơn giản trong shoat hàng ngày (cầm thìa xúc cơm, mặc quần áo, đi tất, giày, mũ,...) đến đồ dùng trong nhà (cầm chổ quét nhà, bật tivi,...)
+có đồ dễ sử dụng, có đồ phức tạp, gây nguy hiểm cho trẻ
->ng ta chế tạo đồ chơi mô phỏng đồ vật thật để trẻ sử dụng và an toàn
hành động thiết lập mối tương quan:
+đặt 2 hay nhiều đối tượng vào mối tương quan nhất định trong ko gian tạo chỉnh thể nào đó
+trẻ thường dùng sx đồ xung quanh hoặc chơi đồ chơi lắp ráp
+tuổi ấu nhi, ban đầu, hành động với đồ vật của trẻ còn lung tung nhưng dưới sự hướng dẫn, gợi ý của ng lớn, trẻ bđầu sx đồ vật, chơi theo ý muốn
+đây là hành động phức tạp, khó khăn, thậm chí thất bại
+đc ng lớn hướng dẫn, giúp đỡ, trẻ thực hiện đc -> xếp đc hình nó muốn
ng lớn k đc can thiệp "thô bạo" vào công việc "độc lập" của trẻ mà cần khéo léo hướng dẫn trẻ sử dụng để trẻ tự phục vụ và thỏa mãn nhu cầu độc lập
yêu cầu
c.y/c pp, biện pháp hướng dẫn
dạy trẻ hđ với đồ vật, HD trẻ quan sát đồ vật
+phân biệt độ lớn, hình thù, màu sắc để sx, lắp ráp
+tìm cách lôi cuốn sự chú ý của trẻ tới hành động sd đồ vật của ng lớn
-> trẻ học đc nhiều cách sd đồ vật trong sinh hoạt hàng ngày
mẫu để cung cấp cho trẻ khi chúng hđ đồ vật là cần thiết; +làm mẫu hay gthieu mẫu cần kết hợp lời nói
+mẫu cần rõ ràng, lời nói cần dễ hiểu -> làm trẻ chú ý, bắt chước dễ dàng
+thỉnh thoảng nên thay đổi mẫu -> tạo thích thú và giúp trí tuệ trẻ đc linh hoạt, ko sớm bị xơ cứng
+nếu trẻ chỉ luôn làm 1 mẫu -> đầu óc trì trệ
khuyến khích trẻ hđ tích cực, tự tìm tòi, khám phá đồ chơi; ko làm thay, ko áp đặt cách làm cho trẻ
+ng lớn hay sốt ruột khi trẻ làm sai, muốn làm thay trẻ cho nhanh
+VD: trẻ tập xúc cơm, làm rơi vãi; ng lớn nên HD trẻ, k nên bón,...
tạo tình huống để trẻ tìm cách giải quyế
+VD: đang chơi ô tô chạy vào gầm giường, làm thế nào lấy ra? trẻ học ng lớn bằng cách khều ra
+biết dùng 1 hành động vào nhiều tình huống
đồ chơi trẻ sd phải là thứ trẻ có thể thao tác dễ dàng
+VD: ô tô đắt tiền bày trong tủ k bằng ô tô gỗ trẻ tháo ra, lắp vào để chơi
+1 đồ vật kích thích tính tích cực của trẻ khi chứa đựng nhiều thao tác (lắp vào, tháo ra, chồng lên nhau...)
+là loại đồ vật cần cho trẻ -> hình thành hành động công cụ và hành động thiết lập mối tương quan
cần giúp trẻ biết sử dụng đúng chức năng của từng đồ vật
+VD: cốc là uống nước, cho tay vào nghịch là sai,... nếu ko đc giáo dục để sửa chữa -> sau này dễ nảy sinh hành vi phi xã hội
d.y/c về tổ chức
số trẻ mỗi nhóm ko quá 10 trẻ (12-18 tháng); ko quá 15 (18-36 tháng)
+cô giáo có thể HD kết hợp giữa cá nhân và tập thể
có thể tổ chức cho trẻ ngồi trên nền nhà, ghế ngồi, sd bàn,... tùy vào ND hoạt động
địa điểm chơi - tập thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đủ ánh sáng
đầu tóc, quần áo cô gọn gàng, mang tính sư phạm, thuận lợi cho việc đi lại giữa các nhóm trẻ
b.y/c ND
phù hợp y/c độ tuổi
khi tổ chức chơi cần căn cứ nhu cầu năng lực từng trẻ
cô giáo có thể nâng cao y/c về ND hoặc đơn giản cho phù hợp năng lực trẻ
=> hứng thú của trẻ trong giờ chơi đc duy trì
-> đem đến sự phát triển cho từng cá nhân trẻ
e.HD thiết kế giờ chơi - tập
tên đề tài: VD: Xếp đoàn tàu
đối tượng: VD: trẻ 18-24 tháng
số lượng trẻ: VD:12 trẻ
thời gian tiến hành:VD: 10-12 phút (12-24 tháng)
ND trọng tâm, các hđ chính
ND tích hợp các hđ khác
ngày thực hiện
người thực hiện:
1.y/c cần đạt của hđ này
2.phương tiện tổ chức
3.các bước tiến hành
+BƯớc 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú với ND chơi cô sẽ HD
+bước 2: cô HD mẫu
+bước 3: tổ chức chơi
+bước 4: kết thúc giờ chơi
căn cứ vào y/c giờ chơi, ND trọng tâm, khả năng của trẻ, điều kiện thực tế của trường
cô thiết kế giờ chơi phù hợp, có tính khả thi
mỗi ng có cách trình bày bản thiết kế của cá nhân, thể hiện ND sau:
a.y/c đồ dùng, đồ chơi
đồ dùng cho cô:
+kích thước đồ dùng, đồ chơi to hơn để khi cô làm mẫu, trẻ nhìn rõ
+số lượng đồ đùng đủ làm mẫu, tránh làm mẫu lần 1 xong phá làm lần 2
+màu sắc, hình dạng đúng chuẩn mực
đồ dùng cho trẻ:
+số lượng đủ dùng cho mỗi trẻ, nên dùng luôn sản phẩm tạo ra của trẻ (hđ tạo sp) để trẻ đc chơi với nó ở hđ với đồ vật tiếp theo
+có màu sắc tươi tắn, đảm bảo an toàn, ko gây độc hại
phù hợp mục đích giờ chơi
+tự do số lượng, chủng loại phong phú, thời gian chơi dài hơn so với chơi có chủ đích -> trẻ chuyển ND chơi nếu ND cũ k hấp dẫn