Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bài 19-20 sử 11 - Coggle Diagram
Bài 19-20 sử 11
Bài 19
Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỉ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược
Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
kinh tế
Nông nghiệp sa sút. Ruộng đất tập trung trong tay địa chủ; đê điều không được tu sửa; nạn mất mùa, đói kém xảy ra thường xuyên.
Công thương nghiệp đình đốn. Nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan tỏa cảng” ⇒ Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoại.
quân sự
lạc hậu
xã hội
Đời sống của các tầng lớp nhân dân khổ cực
Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra: Cao Bá Quát, Lê Duy Lương…
thực dân Pháp ráo riết xâm lược VN
Tư bản Pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như một công cụ xâm lược Việt Nam.
Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra, Nguyễn Ánh đã cầu cứu các thế lực bên ngoài để khôi phục lại quyền lực ⇒ Giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam ⇒ năm 1787, Hiệp ước Véc-xai được kí kết.
Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, đồng thời tích cực xâm chiếm Việt Nam.
Thông qua con đường buôn bán và truyền đạo, các nước tư bản phương Tây đã sớm biết đến Việt Nam. Đến thế kỉ XVII, Anh định chiếm đảo Côn Lôn của Việt Nam nhưng không thành
Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
nguyên nhân
Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến của Pháp và Tây Ban Nha có thể hoạt động dễ dàng.
Đà Nẵng cách Kinh đô Huế khoảng 100km về phía Đông Nam ⇒ có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Đà Nẵng là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô ⇒ Pháp hy vọng được giáo dân ủng hộ khi đổ bộ lên khu vực này.
diễn biến
Ngày 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
Sáng 1/09/1858, Pháp gửi tối hậu thư, song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
Quân dân Việt Nam anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn ⇒ Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.
Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1862
Kháng chiến ở Gia Định
Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862)
CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862
Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862.
Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì
Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
Bài 20
Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất
chính trị
Tiếp tục thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
Nội bộ triều đình chia thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến ⇒ khiến lòng dân li tán.
Một số quan lại, sĩ phu yêu nước đề xướng cải cách, canh tân đất nước, triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận các ý kiến canh tân, song thực hiện nửa vời, thiếu kiên quyết
kinh tế
kiệt quệ
xã hội
Đời sống các tầng lớp nhân dân khó khăn.
Các phong trào đấu tranh chống lại triều đình của nhân dân Việt Nam diễn ra sôi nổi.
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873)
âm mưu
xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.
thủ đoạn
Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.
Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình, hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.
Bắt liên lạc với Giăng Đuy-puy ⇒ hậu thuẫn cho Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.
hành động xâm lược
Viện cớ giúp triều đình nhà Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, Pháp đem quân xâm chiếm Bắc Kì.
Ngày 5/11/1873, Gác-ni-ê đem quân tới Hà Nội.
Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương – Tổng đốc thành Hà Nội, yêu cầu giải tán quân đội, nộp vũ khí và cho Pháp đóng quân trong nội thành.
20/11/1873, Pháp chiếm thành; sau đó mở rộng đánh chiếm Hưng Yên, Phủ Lí, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874
Quan quên triều đình chiến đấu anh dũng, song không ngăn được bước tiến của địch
Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và anh dũng hi sinh tại ô Quan Chưởng.
Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm; thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan rã; Tổng đốc Nguyễn Tri Phương bị trọng thương, khi rơi vào tay địch, ông đã khước từ sự chạy chữa của Pháp, nhịn ăn cho tới chết,...
Hành động xâm lược của Pháp khiến nhân dân Việt Nam vô cùng căm phẫn. Nhân dân tiếp tục chiến đấu quyết liệt, làm nên chiến thắng vang dội tại Cầu Giấy (21/12/1873).
Thất bại trong trận Cầu Giấy ⇒ Pháp hoang mang, lo sợ, hoảng hốt, tìm cách thương lượng với triều Huế
15/3/1874, Hiêp ước Giáp Tuất được kí kết
THỰC DÂN PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN THỨ II. CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở BẮC KÌ VÀ TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882 – 1884.
Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882 – 1883)
Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kì kháng chiến
THỰC DÂN PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN. HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884.
Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.
Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.