Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Thành phần hóa học của tế bào - Coggle Diagram
Thành phần hóa học của tế bào
các nguyên tố hóa học
Nguyên tố đại lượng chiếm từ 0.01% trở lên
Nguyên tố vi lượng chiếm từ 0.01% trở xuống
Tất cả các NTHH đều cần thiết đối với sự sống, cơ thể sẽ không thể tồn tại được nếu thiếu nó
Cacbohidrat
Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
Gồm các nguyên tố chủ yếu:C,H,O
3 loại cacbohidrat:Đường đơn: 3-6 cacbon, chủ yếu là glucozo, galactozo
Đường đôi:Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau, ví dụ: saccarozo, lactozo, mantozo
Đường đa:Gồm nhiều đơn phân liên kết với nhau, ví dụ: tinh bột, xenxulozo
Tinh bột cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là alpha glucozo liên kết với nhau bằng alpha glicozit 1-4. Sắp xếp theo dạng xoắn, có mạch phân nhánh
Xenxulozo cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là beta glucozo liên kết với nhau bằng beta glicozit 1-4. Sắp xếp theo kiểu úp ngửa nên có dạng thẳng, không phân nhánh
=>Thủy phân được tinh bột, khó thủy phân xenxulozo
Vai trò : Cấu tạo nên tế bào và bộ phân cơ thể
Nguồn dự trữ năng lượng của tế bào và cơ thể
Liên kết với các Protein tạo thành gilcoprotein cấu tạo nên các thành phần khác nhau của tế bào
Protein
Là 1 loại đại phân tử
Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các axit amin
Cấu tạo của axit amin gồm 3 thành phần: 1 nhóm amin, 1 nhóm cacboxyl, 1 gốc R
Có khoảng hơn 20 loại axit amin khác nhau, các loại axit amin khác nhau ở gốc R
Cấu trúc không gian:
Bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo nên 1 chuỗi axit amin gọi là polypeptit. Chính trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin tạo nên tính đặc trưng của mỗi loại protein
Bậc 2: Là 1 chuỗi axit amin xoắn lò xo tạo thành các vòng xoắn đều đặn. Liên kết hidro giữa các axit amin trong bậc 1 tạo nên dạng xoắn alpha hoặc nếp gấp beta
Bậc 3: Hình thành do sự tương tác giữa các chuỗi bên R của các axit amin tạo nên hình không gian đặc trưng của phân tử protein
Bậc 4:Gồm 2 hay nhiều chuỗi axit amin cùng loại hay khác loại liên kết với nhau
Chức năng:
Tham gia vào cấu tạo, hoạt động của cơ thể:
-Chức năng cấu trúc
-Xúc tác quá trình TĐC
-Điều hòa quá trình TĐC
-Bảo vệ cơ thể
-Cung cấp năng lượng
-Vận chuyển
-Chống đỡ cơ học
Tham gia trong chức năng di truyền
Lipit
Mỡ:
-Hình thành do 1 phân tử glicerol liên kết với 3 đuôi của 3 axit béo
-Mỗi axit béo thường gồm từ 16-18 cacbon
-Đối với: axit béo có liên kết đơn thì mạch thẳng
axit béo có liên kết đôi thì bẻ nhánh
-Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể chủ yếu ở ĐV
Photpholipit:
-Hình thành do 1 phân tử glicerol liên kết với photphat và có đầu kị nước. Chúng liên kết với 2 phân tử axit béo có đuôi kị nước
-Là chất cấu tạo chính của màng sinh chất hay màng tế bào tạo thành lớp photpholipit khác: Đầu ưa nước quay ra ngoài, đầu kị nước quay vào trong
Là 1 loại đại phân tử hữu cơ trong cơ thể sống
Không được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà có thành phần hóa học rất đa dạng nhưng có chung đặc tính kị nước
Steroit:-Cấu tạo nên màng sinh chất của người và động vật
Ví dụ: Testosterone, Cholestorol,...
Nước
Phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi kết hợp
với hai nguyên tử hiđrô bằng các liên kết cộng hoá trị
Nguyên tử oxi tích điện âm, nguyên tử hidro tích điện dương.Lực hút tĩnh điện giữa các nguyên tố làm cho hidro bị kéo về phía nước hình thành nên tính phân cực
Giữa các phân tử nươc vừa có lưc hút, lực đẩy làm thành mạng lưới nước
Vai trò: Là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho hoạt
động sống của tế bào
Là môi trường của các phản ứng sinh hóa
Giúp tế bào tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống
Axit Nucleic
Là 1 loại đại phân tử trong cơ thể sống
Cấu tạo bởi 5 nguyên tố C,H,O,N,P
Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là các nucleotit
Mỗi nucleotit gồm 3 thành phần: Đường 5 cacbon, nhóm photphat, 1 bazo nitơ
ADN:
Cấu tạo từ 4 loại nucleotit: A,T,G,X
Có dạng chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch polynucleotit song song và ngược chiều
Các nucleotit trên 1 mạch liên kết bằng liên kết photphodieste
Các nucleotit trên 2 mạch liên kết bằng liên kết hidro theo NTBS
2 mạch của phân tử ADN xoắn quanh 1 trục tưởng tượng theo chiều từ trái sang phải
Chức năng:
-Lưu trữ thông tin di truyền dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit
-Bảo quản thông tin di truyền chặt chẽ nhờ hệ thống enzym sửa sai
-Thông tin trên ADN di truyền từ tế bào này sang tế bào khác thông qua quá trình phân bào qua cơ chế dịch mã, phiên mã
ARN:Cấu tạo từ 4 loại nucleotit: A,U,G,X Tuyệt đại đa số các phân tử ARN chỉ được cấu tạo từ 1 chuỗi polynucleotit
Có 3 loại ARN đảm nhận từng chức năng khác nhau
-mARN: Được dùng như 1 khuôn để tổng hợp protein. Cấu tạo từ 1 chuỗi polynucleotit và có trình tự được nhận dạng bởi riboxom
-tARN: Vận chuyển các axit amin tới riboxom và làm nhiệm vụ như 1 người phiên dịch. Có bộ 3 đối mã đặc hiệu để nhận ra các bộ 3 mã hóa trên mARN. Có cấu trục dạng 3 thùy liên kết với mARn và riboxom để thực hiện dịch mã
rARN: chỉ có 1 mạch nhưng nhiều vùng có các nucleotit liên kết bổ sung với nhau tạo nên xoắn kép. Cùng với protein tạo nên riboxom