Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Ánh trăng - Coggle Diagram
Ánh trăng
Khái quát
Tác giả
Nguyễn Duy
là một trong những nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ trẻ những năm chống Mĩ
sinh năm 1948 , tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ , quê ở Thanh Hóa
Tác phẩm
Viết năm 1978 , 3 năm sau ngày giải phóng đất nước
Mạch cảm xúc được phát triển theo trình tự thời gian
2 khổ thơ đàu : mối quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ
2 khổ thơ tiếp : mối quan hệ của người và trăng ở hiện tại
2 khổ thơ cuối : triết lí suy ngẫm về vầng trăng
Hình tức bài thơ rất đặc biệt , chỉ viết hoa chữ cái đầu khổ và kết thúc bài thơ là 1 dấu chấm
tạo sự liền mạch cho cảm xúc của bài thơ
Khiến bài thơ mang dáng dấp như một câu chuyện
Nghệ thuật
hình tượng vầng trăng
hình thức đặc biệt của bài thơ
các biện pháp tu từ
từ láy , từ hán việt
Nội dung
Mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên , quê hương , dân tộc
Triết lí sống "Uống nước nhớ nguồn"
Mối quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ (Khổ 1,2)
Những kỉ niệm đẹp giữa con người và vầng trăng
Trong những năm tháng tuổi thơ yên bình
Giọng điệu tự sự kết hợp điệp từ "hồi,với"
như một thước phim quay chậm về quá khứ
nó nói cho ta biết về kỉ niệm in hằn trong tâm trí của nhân vật trữ tình
Phép liệt kê những hình ảnh "đồng,sông,bể"
vẽ ra trước mắt ta một không gian rộng lớn , mênh mông , khoáng đạt , tràn ngập hương thơm và ánh sáng tự nhiên
là quãng thời gian tuổi thơ yên bình nhất của con người
Gợi cho ta biểu tượng về quê hương , cội nguồn của dân tộc
Những năm tháng chiến tranh
Trong những năm tháng chiến tranh , vầng trăng và người lính trở thành đôi bạn thân thiết , trên mọi nẻo đường hành quân , trăng cùng người lính chia sẻ mọi buồn vui , khó khăn
hai từ "tri kỉ"
là từ hán việt ở cuối khổ thơ như một lời kết luận
sau biết bao gian khó vượt qua ranh giới sự sống và cái chết , trăng và người đã trở thành đôi bạn tâm giao
Mối quan hệ giữa người và trăng (khổ 2)
Mối quan hệ giữa người và trăng được tác giả cụ thể qua từ láy "trần trụi"
Đó là tình bạn không hề giấu diếm , che đậy điều gì , đối xử với nhau chân thành
"hồn nhiên"
là họ chơi vô tư với nhau , trong sáng , không vu lợi toan tính
cách so sánh "hồn nhiên như cây cỏ" càng khẳng định một tình bạn không cầu kì , không cần phải sửa sang
tác giả nhân hóa "vầng trăng tình nghĩa"
khẳng định trăng và người đã gắn bó khăng khít , cùng nhau trải qua khó khăn
từ "cái" càng khiến cho mối quan hệ ấy trở nên suồng sã , thân mật
cấu trúc phủ định "không bao giờ quên" kết hợp với từ "ngỡ
Nguyễn Duy đã dự báo cho mối quan hệ bắt đầu rạn nứt
ý thơ chuyển mạch cảm xúc sang khổ 3 , mối quan hệ giữa người và trăng ở hiện tại
Mối quan hệ giữa con người và vầng trăng ở hiện tại (khổ 3,4)
Cuộc sống của con người ở hiện tại
2 chữ "Từ hồi" đứng ở đầu khổ thơ như miêu tả một mốc thời gian quan trọng và khẳng định con người đã thay đổi
không gian "ánh điện cửa gương" khác khẳn với "đồng,bể,sông rừng" ở khổ 1
bởi đó là một cuộc sống đầy đủ , tiện nghi , hiện đại nhưng tù tùng , chật chội
Nhân hóa "vầng trăng đi qua ngõ"
như miêu tả hành động lặp đi lặp lại tuần tự như một thói quen không bao giờ thay đổi
ngõ là một không gian hẹp , là điều kiện lý tưởng để người và trăng giáp mặt nhau
con người đã cố tình lãng quên cho nên vầng trăng chỉ như "người dưng qua đường
phép so sánh ám ảnh , xót xa
"Người dưng" là người đã từng quen , thana và gắn bó lâu dài với nhau nhưng nay coi như người xa lạ
từ đó mà tác giả vạch trần bộ mặt bạc bẽo , vô ơn , vô cảm của con người
Tình huống truyện bất ngờ xảy ra
giữa cuộc sống hiện đại , tiện nghi , Nguyễn Duy lại nhắc tới một tình huống bất ngờ xảy ra ở thành phố : mất điện . Trạng từ "thình lình" miêu tả tâm lí ngạc nhiên , sững sờ , chưa chuẩn bị trước
hành động "vột bật tung cửa sổ" là phản xạ có điều kiện của con người , cố gắng nhanh dứt khoát tìm lấy nguồn sáng
nó cho thấy sự lệ thuộc quá lớn của con người và thế giới hiện đại , tiện nghi
từ đó tác giả vẽ ra hai không gian đối lập
trong này là "phòng buyn-đinh tối om" một không gian tối tắm , chật chội , ngột nạt , còn ngoài kia là "vầng trăng tròn" - thế giới tràn ngập ánh sáng , khoáng đạt và tự do
cho nên con người mới thay đổi đột ngột - bất ngờ nhận ra vầng trăng vẫn tròn đầy , thủy chung , chưa từng thay đổi mà chính bản thân con người mới là những kẻ bội bạc
Triết lí suy ngẫm về vầng trăng (hai khổ cuối)
Những cảm xúc mãnh liệt ào ạt ùa về
khác với những câu thơ trên , ở dây vầng trăng không trực tiếp xuất hiện mà được tác giả miêu tả qua hai từ "mặt
"ngửa mặt lên nhìn mặt" chứ không phải nhìn nhau hay nhìn trăng vì đó là khuôn mặt bạc bẽo , vô ơn của con người đang đối diện với quá khứ thủy chung , ân nghĩa
từ láy "rưng rưng"
là từ láy toàn phần âm rung miêu tả những xáo trộn trong tâm lý con người
đó là dòng cảm xúc nén chặt , chôn sâu nay ào ạt ùa về mạnh mẽ
Cụm từ "có cái gì"
là đại từ chỉ phiếm mang ý nghĩa khái quát
đó có thể là sự ăn năn day dứt xen lẫn với nỗi nhớ mong tiếc nối
cũng có thể là những khao khát muốn đổi thay để làm lại từ đầu
hình ảnh "đồng,bể,sông,rừng" ở đây khác hẳn với hình ảnh ở khổ đầu vì nó xuất hiện trong tưởng tượng , nó chính là biểu tượng cho quê hương , quá khứ và nguồn cội , phép so sánh kết hợp với liệt kê , điệp từ như nói rõ ra điều đó
Triết lí suy ngẫm về vầng trăng
tác giả đã nhấn mạnh vào hai lối sống tương phản nhau . "trăng tròn vành vạnh" là thái độ sống ân nghĩa , còn "người vô tình" là những kẻ bạc bẽo . Từ đó tác giả khẳng định quê hương sẽ luon dang rộng vòng tay chào đón con người trở về , là bến đỗ bến đợi của con người
sự chuyển hóa từ vầng trăng thành ánh trăng mang nhiều ý nghĩa
vầng trăng là hình ảnh cụ thể , gắn liền với quá khứ , tuổi thơ yên bình của con người
ánh trăng là hình ảnh khái quát , là ánh sáng tỏa ra từ vầng trăng đủ sức soi chiếu góc khuất tâm hồn con người
Từ đó nhà thơ thức tỉnh lương tâm con người , hướng tới lối sống "Uống nước nhớ nguồn"
Biện pháp nhân hóa "ánh trăng im phăng phắc"
thái độ nghiêm khắc trừng phạt những sai lầm của con người , đồng thời cũng là những bao dung nhân từ độ lượng tạo cho con người có cơ hội sửa sai
chính vì vậy cho nên con người mới "giật mình"
đây không phải trạng thái giật mình vật lý mà nó là sự thức tỉnh lương tâm sám hối ăn năn
từ đó mà ý nghĩa nhân văn của tác phẩm được bộc lộ : con người có thể mắc sai lầm nhưng điều quan trọng là phải sửa sai , nhận ra sai lầm , sám hối và hướng tới những điều tốt đẹp
Nguyễn Duy đồng thời nhắc nhở chúng ta giữ thái độ sống ân nghĩa thủy chung "Uống nước nhớ nguồn"