Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM - Coggle Diagram
MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
Khái niệm
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tộip
Ý nghĩa
• Việc nghiên cứu, xác định hành vi khách quan và một số dấu hiệu khác trong mặt khách quan có ý nghĩa về mặt định tội.
• Việc xác định dấu hiệu định khung có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt
• Việc xác định tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt
HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
KHÁI NIỆM
Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự của người phạm tội thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ
ĐẶC ĐIỂM
Có tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội
Có tính trái pháp luật hình sự
Là hành vi có thức và có ý chí
CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN
Hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của phạm tội thể hiện ở chỗ người phạm tội làm một việc bị luật hình sự cấm . Biểu hiện:
Thực hiện qua lời nói hoặc việc làm
Hành động phạm tội có thể là động tác đơn giản xảy ra một lần trong một thời gian ngắn hoặc có thể diễn ra trong một thời gian dài
Hành động phạm tội có thể tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm hoặc tác động thông qua công cụ
Không hành động phạm tội là hình thức biểu hiện của hành vi phạm tội thể hiện ở chỗ người phạm tội không làm một việc mà người đó có nghĩa vụ phải làm và có điều kiện để làm. Dấu hiệu xác định:
Thứ nhất, người không hành động phải có nghĩa vụ pháp lý làm một việc cụ thể. Nghĩa vụ pháp lý này có thể phát sinh từ các căn cứ sau:
Nghĩa vụ pháp lý phát sinh do pháp luật quy định.
Nghĩa vụ pháp lý phát sinh do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nghĩa vụ pháp lý phát sinh do đảm nhiệm nghề nghiệp nhất định.
Nghĩa vụ pháp lý phát sinh do hợp đồng.
Nghĩa vụ pháp lý phát sinh do hành vi trước đó của chủ thể.
Thứ hai, người không hành động phải có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ pháp lý thì hành vi không hành động mới có thể bị coi là hành vi phạm tội.
CÁC DẠNG CẤU TRÚC ĐẶC BIỆT
TỘI GHÉP
TỘI LIÊN TỤC
TỘI KÉO DÀI
HẬU QUẢ NGUY HIỂM CHO XÃ HỘI CỦA TỘI PHẠM
Khái niệm
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do tội phạm gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm.
Phân loại
Thiệt hại vật chất
Thiệt hại tình thần
Thiệt hại thể chất
Ý nghĩa việc xác định hậu quả
Đối với CTTP vật chất : định tội
Đối với CTTP tăng nặng phản ảnh dấu hiệu hậu quả của tội phạm: có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt
Dấu hiệu hậu quả được phản ánh trong một số tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ: có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt
VẤN ĐỀ QUAN HỆ NHÂN QUẢ CỦA TỘI PHẠM
Khái niệm:Quan hệ nhân quả được hiểu là mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi đó gây ra.
Dấu hiệu :
• Hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là nguyên nhân phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian.
• Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
• Hậu quả nguy hiểm cho xã hội phải là hậu quả phát sinh từ chính hành vi nguy hiểm cho xã hội trước đó gây ra
Mối quan hệ giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội với hậu quả nguy hiểm cho xã hội tồn tại chủ yếu dưới các dạng sau:
• Quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vi nguy hiểm cho xã hội là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả
• Quan hệ nhân quả trong đó có từ hai hành vi nguy hiểm cho xã hội đồng thời cùng trực tiếp gây nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội
• Quan hệ nhân quả trong đó có một hoặc một số hành vi nguy hiểm cho xã hội trực tiếp làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội, còn những hành vi khác không trực tiếp gây nên hậu quả mà thông qua hành vi của người khác trực tiếp gây nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
BIỂU HIỆN KHÁC CỦA MẶT KHÁCH QUAN CỦA TỘI PHẠM
Công cụ, phương tiện phạm tội là những vật mà người phạm tội sử dụng để tác động vào đối tượng gây thiệt hại cho khách thể bảo vệ của luật hình sự.
Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức mà người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm.
Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội cũng là những biểu hiện của mặt khách quan của tội phạm.