Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Halloween - Coggle Diagram
Halloween
1. Halloween là gì ?
Halloween là một lễ hội truyền thống lớn được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, trước ngày Lễ Các Thánh của đạo Kitô giáo. Đây là một ngày lễ được tổ chức để đánh dấu sự kết thúc của vụ mùa thu hoạch và bắt đầu mùa đông lạnh giá, nhằm tưởng nhớ những người quá cố, gồm các vị thánh, các vị tử đạo và tất cả những người thân đã qua đời.
Trong ngày này, mọi người thường hóa trang thành những nhân vật ma quái, xuất hiện cùng nhau dưới ánh trăng, tham dự các bữa tiệc được trang trí rùng rợn
Biểu tượng đặc trưng: Bí ngô đèn lồng, hình ảnh phù thủy ma mị, trái táo độc, những con ma quỷ máu me, ghê rợn hay những con vật báo hiệu cho cái chết như cú mèo, dơi,...
-
3. Hoạt động
Hóa trang: Hoạt động cho ngày Halloween không thể bỏ lỡ ấy chính là những màn hóa trang “biến hóa” sao cho thật kinh dị và rùng rợn. Cách hóa trang ma mị nhất trong ngày Halloween là tone trắng, đen cùng những vết nứt, vệt máu được tạo hình trên khuôn mặt sao cho càng “quái đản” nhất càng tốt.
Khắc bí ngô: Bí ngô là biểu tượng của lễ hội Halloween, khắc những quả bí ngô với nhiều khuôn mặt, hình thù kì dị. Ngoài việc khắc bí ngô trang trí, bạn có thể đặt cây nến vào bên trong và đến đêm, chúng sẽ phát sáng tuyệt đẹp.
Gõ cửa xin kẹo - "Cho kẹo hay bị ghẹo": Trẻ em phương Tây rất hứng thú với trò “gõ cửa xin kẹo” này. Chúng mặc trang phục hóa trang và đeo mặt nạ rồi đi từ nhà này qua nhà khác, gõ cửa để gặp chủ nhà và nói câu “trick-or-treat”.
Lấy táo: Cần một thau nước đầy thả táo vào. Người chơi sẽ thi nhau lấy được quả táo ra khỏi thau nước bằng miệng, càng nhiều càng tốt. phương Tây tin rằng đây là một nghi thức cầu may chứ không đơn thuần chỉ là trò chơi. Ngoài ra còn có các biến thể như gọt vỏ táo, giữ được càng dài thì càng may mắn.
Bonus: Theo truyền thuyết phương Tây khi người Celtic bị người La Mã đánh chiếm, nhiều phong tục của người La Mã theo đó cũng du nhập vào đất Celtic, trong đó có lễ hội thờ nữ thần mùa màng Ponoma. Vị thần này thường "ẩn náu" trong giỏ hoa quả.
Quả táo là một thứ hoa quả linh thiêng dùng để thờ cúng thần linh, do đó nhiều trò chơi có liên quan đến loại quả này xuất hiện trong lễ hội Samhain.
2. Nguồn gốc
Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt (còn gọi là người Xen - tơ), một dân tộc sống cách đây hơn 2000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ireland và miền Bắc nước Pháp.
Dân tộc Celt bắt đầu năm mới của họ vào ngày 1 tháng 11 theo Dương lịch. Vào đêm trước năm mới, họ đã cử hành một lễ hội có tên là Samhain. Lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm và thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết chóc của loài người.
Người Celt tin rằng vào đêm trước năm mới, ranh giới giữa thế giới của người sống và người chết trở nên mờ nhạt, các linh hồn người chết có thể quay trở lại trần gian nên họ thường đốt lửa cháy sáng và mặc những trang phục để xua đuổi tà ma hay đón người thân "về nhà" trong đêm lễ hội này.
Halloween đến Mỹ do những người di dân đầu tiên, đa số từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì lý do tín ngưỡng bị giới hạn, các tôn giáo lớn đưa ra giới luật tương đối chặt chẽ, nên việc cử hành lễ hội Halloween chưa được phổ cập trong dân chúng.
Mãi đến những năm 1800 Halloween mới được nhiều người biết đến và hưởng ứng.