Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CÁC NGUYÊN TẮC HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC SƠ ĐẲNG CHO TRẺ MẦM NON -…
CÁC NGUYÊN TẮC HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG TOÁN HỌC SƠ ĐẲNG CHO TRẺ MẦM NON
Nguyên tắc dạy học vừa sức
Nội dung
Trẻ lĩnh hội kĩ năng, kiến thức phù hợp với đặc điểm và mức độ phát triển trí tuệ của trẻ
Dựa trên lí thuyết " vùng phát triển gần nhất"
Nội dung dạy học cần tuân thủ nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó từ cái chưa biết đến biết, từ gần ra xa.
Biện pháp
Mở rộng , phức tạp dần nội dung những kiến thức toán học cần dạy trẻ tạo khả năng trẻ lĩnh hội dần những kiến thức toán học phức tạp hơn
Sử dụng các phương pháp, biện pháp,hình thức, phương tiện dạy học đa dạng nhằm làm cho nội dung những kiến thức toán học trở nên vừa sức đối với trẻ
Dạy học dựa trên mức độ thu hút các giác quan của trẻ bằng các sử dụng những biểu tượng cụ thể cho trẻ quan sát
Dựa vào " vùng phát triển gần nhất" của trẻ để lựa chọn những nội dung kiến thức toán học vừa sức tiếp thu của trẻ để dạy
Truyền đạt dần kiến thức cho trẻ, luyện tập, củng cố cho trẻ ứng dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn cuộc sống
Nguyên tắc tính hệ thống và tính trình tự
Nội dung
Hình thành các biểu tượng theo trật tự logic nhất định, nội dung kiến thức mở rộng phức tạp dần theo trình tự, nhờ vậy hệ thống kĩ năng kĩ xảo được hình thành.
Nội dung kiến thức cần phức tạp dẫn và đưa đến một trình tự nhất định. dạy trẻ biết suy nghĩ logic, tạo tiền đề trẻ lĩnh hội những nội dung học khác phục tạp hơn.
Biện pháp
Tạo ra tính trình tự và sự kế thừa giữa những kiến thức mới và cũ
Cần chú trọng dạy trẻ nắm trình tự thao tác nhằm hình thành kỹ năng toán cho trẻ
Cần có chương trình , kế hoạch hướng dẫn hình thành những kiến thức sơ đẳng cho từng độ tuổi
Sử dụng tất cả giác quan vào quá trình dạy trẻ nhằm giúp trẻ nắm vững hệ thống kiến thức
Nguyên tắc dạy học phát triển
Nội dung
Phát triển năng lực nhận biết , hình thành hứng thú đối với các kiến thức, các mối quan hệ, nhất định
Đảm sự thống nhất giữa giáo dục, giáo dưỡng và sự phát triển nhận thức và quá trình phát triển nhân cách của trẻ
Dựa vào "vùng phát triển gần nhất "của đứa trẻ
Biện pháp
Giáo viên xác định đúng mục tiêu dạy học
Tạo điều kiện cho trẻ tự suy nghĩ và tự hành động
Sử dụng các biện pháp dạy học đa dạng nhằm trang bị cho trẻ những kiển thức toán học phong phú
: :
Trong việc tổ chức dạy học cho trẻ cần chú trọng việc phát triển tư duy . Tư duy cho trẻ phát triển theo hướng từ các thao tác thực hành với các vật cụ thể hay với các hình vẽ của chúng tới các thao tác với các khái niệm tức là tới các thao tác trí tuệ
Nguyên tắc học đi đôi với hành, giáo dục với cuộc sống
Biện pháp
Dựa vào những kinh nghiệm của trẻ để lựa chọn kiến thức toán học phù hợp hình thành cho trẻ
Cần tổ chức cho trẻ thực hành luyện tập bằng hệ thống các bài tập nhiệm vụ chơi để hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho trẻ
Luyện tập cho trẻ thói quen quan tâm, chú ý đến các dấu hiệu toán học của sự kiện, hiện tượng xung quanh trẻ
Nội dung
Trẻ ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống thông quá các hoạt động vui chơi ,học tập, lao động,... Nhờ đó, những kiến thức này trở nên có ý nghĩa và bền vững
Giáo dục gắn liền với thực tiễn sao cho các em có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng để tự lập, tham gia công việc vừa sức
Nguyên tắc khoa học
Nội dung
Cần lựa chọn nội dung dạy học có tính logic và tính khoa học phù hợp với mục tiêu dạy học và đặc điểm nhận thức của trẻ
Nguyên tắc này đòi hỏi giáo viên nắm và vận dụng những thành tựu khoa học của giáo dục mầm non nói chung và khoa học phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ
Biện pháp
Dạy trẻ nắm những dấu hiệu cơ bản, bỏ qua những dấu hiệu không cơ bản, dạy trẻ nắm được các biện pháp khái quát
Đảm bảo sự thống nhất giữa các thao tác, kiến thức, kĩ năng và thái độ trong quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ
Xây dựng nội dung chương trình trên cơ sở của những khoa học có liên quan đến như: Toán học,.......
Nguyên tắc đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ
Biện pháp
Giáo dục trẻ nhu cầu suy nghĩ, hứng thú vượt khó, kĩ năng giải quyết vấn đề nhiệm vụ đặt ra cho trẻ thái độ học tập ý thức hứng thú với các biểu tượng toán học
Nắm được những kiến thức toán học sơ đẳng phải tạo mọi điều kiện để phát huy tính tích cực của trẻ với toán.
Để đảm bảo nguyên tắc cần hình thành và phát triển ở trẻ các thao tác tư duy: phân tích tổng hợp
Tạo điều kiện để trẻ chủ động tìm tòi, suy nghĩ nắm bắt trí thức và hình thành kĩ năng trên cơ sở trẻ tích cực hoạt động với đối tượng nghiên cứu
Nội Dung
Để tạo ra hiệu quả dạy học thì cần tạo ra hoạt động tư duy đích thực của trẻ nhằm giúp trẻ nắm chắc kiến thức
Điều đó đòi hỏi phải tạo điều kiện tính tích cực của trẻ trong quá trình học toán nhằm cho trẻ nắm bắt được kiến thức toán một cách vững chắc và có ý thức hơn
Nguyên tắc trực quan
Biện pháp
Sử dụng đồ dùng trực quan gắn liền với lời nói, hệ thống câu hỏi
Rèn luyện cho trẻ óc quan sát và năng lực đưa ra những kết luận và phản ánh nó bằng lời nói
Sử dụng các thiết bị trực quan đa dạng trong dạy học , các vật trực quan có tính tự nhiên, tạo hình và đồ họa
Sử dụng các hành động mẫu với các dạng khác nhau vài quả trình hình thành bài tập toán học cho trẻ
Việc sử dụng chúng vào quá trình hướng dẫn trẻ phải đáp ứng yêu cầu nhất đinh: sử dụng đúng lúc , phù hợp với mục đích dạy học
Nội dung
Cơ sở nguyên tắc này là sự thống nhất giữa giữa quá trình nhận thức cảm tính và lí tính.
Tư duy của trẻ là kiểu trực quan hình tượng và trực quan hành động do vậy những kiến thức mà trẻ nắm được phần lớn ở mức biểu tượng.
Dạy học dựa trên mức độ thu hút các giác quan của trẻ bằng các sử dụng những biểu tượng cụ thể cho trẻ quan sát