Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phạm Tiến Duật - Coggle Diagram
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật
Hình tượng chiếc xe không kính
"Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi"
Điệp ngữ: Giọng điệu phàn nàn
nhưng mang sự tếu táo
Giọng nói đậm chất khẩu ngữ giản dị, quen thuộc như đang phân trần về chiếc xe không kính của mình
Câu phủ định + điệp từ "không": Khẳng định sự tàn phá của chiến tranh + tô đậm bản lĩnh kiên cường của người lính
Nhịp ngắt 2/2/2/2 + động từ mạnh "giật", "rung": tô đậm sự khốc liệt của chiến trường, miêu tả tốc độ lái xe vun vút của những người lính
Khái quát
Hoàn cảnh sáng tác
Viết năm 1969, in trong tập "Vầng trăng quầng lửa"
Mạch cảm xúc
Đoạn 1 (Khổ 1)
Vẻ đẹp bản lĩnh ung dung, kiên cường
Đoạn 2 (Khổ 2)
Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn
Đoạn 3 (Khổ 3+4)
Vẻ đẹp tinh thần lạc quan
Đoạn 4 (Khổ 5+6)
Vẻ đẹp tinh thần đoàn kết
Đoạn 5 (Khổ 7)
Vẻ đẹp ý chí + niềm tin chiến thắng
Nhan đề
Nhan đề là một cụm danh từ
Giải nghĩa
"Bài thơ" là chất trữ tình, chất thơ
"tiểu đội xe không kính"
=> Chất thơ trong hiện thực
Ý nghĩa
Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất
Ca ngợi thế hệ trẻ
Hình tượng người lính lái xe
a. Phong thái ung dung, tự tin
"Ung dung buồng lái ta ngồi"
Đảo ngữ từ láy "ung dung" => Tư thế ngồi lái xe thoải mái, tự tin, ngạo nghễ, không hề run sợ trước đạn bom
=> Khẳng định bản lĩnh kiên cường của những anh hùng thời đại HCM
"Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
Điệp từ "nhìn" + cụm từ "nhìn thẳng"
Hành trình lái xe gian khổ
Gợi ra cái nhìn thẳng vào thực tế một cách không nao núng né tránh của những người lính
b. Tâm hồn lãng mạn của người lính
"Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng"
Biện pháp tả thực gợi ra con đường hành quân đầy gian khổ của người lính
Nhiều đêm không ngủ + không có kính chắn bụi => mắt đắng
Với biện pháp nhân hóa, người lính như được thiên nhiên che chở, vỗ về
"Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tìm"
Con đường Trường Sơn như con đường CM ở mãi trong tim người lính, lý tưởng CM soi sáng bước chân họ
"Nhìn thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái"
Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, rộng mở
Tâm hồn người lính đầy mơ mộng như đang trò chuyện với sao trời
c. Vẻ đẹp tinh thần lạc quan
Khi đối mặt với bụi đường
Khẩu ngữ "ừ thì", "ha ha": tếu táo, tinh nghịch, chân thực, gần gũi
=> Sự kiên cường, gan góc, lạc quan, bất chấp nguy hiểm
"tóc trắng như người già": ngoại hình già nua, lấm lem, xấu xí
=> bức tranh chiến trường khốc liệt, gian truân, vất vả, trái với đó là đời sống tinh thần lạc quan, vui tươi
"phì phèo" (trạng thái): khoảnh khắc thanh thản, yên tĩnh hiếm hoi để rồi họ có thể ngã xuống ngay một giây sau như một vị anh hùng
"mặt lấm cười ha ha": điệu cười sảng khoái dạt dào tình yêu cuộc sống, quê hương, đất nước khi đã sống và chiến đấu như một vị anh hùng
Khi đối mặt với mưa rừng
Vẫn sử dụng khẩu ngữ
Nhiệm vụ vất vả, gian lao còn chờ phía trước khi những người lính sắp đối mặt với trận cuồng phong dữ dội
Cụm động từ "100km" cụ thể hóa con đg dài, nguy hiểm => Tô đậm bản lĩnh kiên cường, gan góc
Câu cuối với 6 thanh bằng => cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản sau khi vượt qua khó khăn, niềm tin, sự lạc quan đối với tương lai
d. Vẻ đẹp tinh thần đoàn kết
Khổ 5
Kết hợp hài hòa giữa bút pháp tả thực và lãng mạn
Hình ảnh chiếc xe không kính "họp thành tiểu đội"
Nhân hóa: Chiếc xe trở thành 1 thành viên của cuộc kháng chiến
Thể hiện sự khắc nghiệt + hậu quả nặng nề do chiến tranh gây ra
=> Cách nói hình tượng để ca ngợi tinh thần đoàn kết vì lí tưởng, mục tiêu chung của những người lính
CXKK không thể làm khó cho những anh lính lái xe mà ngược lại còn tạo cơ hội để họ có thêm bạn mới, để họ trao nhau những cái "bắt tay" giản dị, xúc động của tình đồng chí, đồng đội.\
Cái "bắt tay" đầy ắp tinh thần đoàn kết, sẻ chia, tình hữu nghị giai cấp và sức mạnh của dân tộc Việt Nam cùng nhau chiến thắng quân thù
Khổ 6
"Bếp HC" (1 hình ảnh quen thuộc) là loại bếp dã chiến nhằm tránh sự phát hiện của kẻ thù => Khái quát đời sống chiến đấu gian khổ với điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, tạm bợ
Hành động "chung bát đũa" giản dị mà cảm động => Bữa cơm đạm bạc trở nên ấm cúng, thịnh soạn khi họ chia sẻ cùng nhau
"Gia đình" có 1 định nghĩa mới => Không cần chung huyết thống mà chỉ cần chia ngọt sẻ bùi, đồng cảm, sát cánh cùng nhau
"chông chênh" => gợi hình + gợi cảm:
Đoạn đường gập ghềnh, khúc khuỷu vì còn nhiều hố bom
Giấc ngủ xoàng xĩnh, không yên ổn của người lính ở cabin
Điệp từ "lại đi" + hình ảnh ẩn dụ "trời xanh" => những bước hành quân đều đặn, bền bỉ, khỏe khoắn, gieo vào lòng người đọc niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc
e. Vẻ đẹp ý chí, nghị lực và niềm tin
(*) Ý chí, nghị lực, lạc quan (2 câu đầu khổ 7)
Hình ảnh CXKK được lặp lại => kết cấu đầu cuối tương ứng
Chiếc xe trở thành hình tượng xuyên suốt bài thơ, là một thành viên không thể thiếu
2 câu phủ định + điệp ngữ "không có" được lặp lại 3 lần => khẳng định sự khốc liệt của chiến trường => tô đậm bản lĩnh kiên cường của người lính
Phép liệt kê "kính", "đèn", "mui" (những bộ phận không thể thiếu) => bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến khốc liệt chống lại đế quốc Mỹ của những người dân Việt Nam nghèo và nhỏ bé
(*)Niềm tin vào tương lai chiến thắng (2 câu cuối khổ 7)
"xe vẫn chạy vì miền Nam" => Nhân hóa: chiếc xe ko kính trở thành một chiến sĩ có lí tưởng, mục đích và thấm thuần tinh thần đồng đội, đồng chí
Dấu ":" => lời giới thiệu cho sức mạnh của CXKK + động lực chiến đấu bất chấp hiểm nguy của những người lính
"trái tim" (ẩn dụ + hoán dụ): ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất yêu nước, nghị lực, ý chí và tinh thần lạc quan của những người lính
=> hình ảnh tỏa sáng nhất bài thơ, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam chống Mỹ thời bấy giờ
Tổng kết
Nghệ thuật
Câu phủ định
Khẩu ngữ, từ láy
Các biện pháp tu từ điệp ngữ, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ
Mạch cảm xúc
Nội dung
Vẻ đẹp của những người lính lái xe là tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ hồi bấy giờ