Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính, : - Coggle Diagram
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Tìm hiểu chung
Tác giả
Sinh 1941, mất 2007, quê ở Phú Thọ.
Đề tài: Viết về những người lính trẻ, lái xe chi viện cho miền Nam với tinh thần lạc quan, bản lĩnh Cách mạng.
Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trẻ, tiêu biểu của văn học kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1975).
Giọng thơ: trẻ trung, tinh nghịch, vui tươi, đậm chất lính
Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1969, in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”.
Mạch cảm xúc: Đi từ hình tượng chiếc xe không kính đến vẻ đẹp của người lính lái xe
Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề là một cụm danh từ,
“Bài thơ” là chất thơ, chất trữ tình, chất lãng mạn.
“Tiểu đội xe không kính” là chất hiện thực, khốc liệt của chiến trường.
=))Chất thơ từ trong hiện thực
Ý nghĩa:+ Nhan đề nhấn mạnh vào vẻ đẹp của người lính lái xe tạo nên chất trữ tình, chất lãng mạn trong những năm tháng hiện thực.
+Nhan đề hướng tới ca ngợi vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Phân tích
1.Hình tượng chiếc xe không kính
bút pháp tả thực, hai câu thơ như lời ăn tiếng nói hàng ngày
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Người lính như đang phấn trấn với ai đó về những chiếc xe ko kính của mình
Cấu trúc câu phủ định lại như khẳng định sự khốc liệt, tàn phá và hậu quả nặng nề của chiến tranh gây ra
**
Cách ngắt nhịp 2/2/2/2 cùng với hai động từ mạnh “giật”,“rung” như miêu tả kĩ thuật lái xe điêu luyện và những chiếc xe đang lao vun vút ra mặt trận
Dẫu cho làn mưa bom bão đạn có bủa vây nhưng không gì ngăn được những người lính lái xe chi viện cho tiền tuyến miền Nam
cách điệp lại ba lần từ “không”, câu thơ như mang giọng điệu khỏe khoắn để nhấn mạnh thái độ ngang tàn, bất chấp nguy hiểm, khó khăn
=))Hai câu thơ đầu mang đậm tính khẩu ngữ và bút pháp tả thực, nhà thơ miêu tả chiếc xe không kính nhưng thực chất để ca ngợi vẻ đẹp của người lính lái xe với tinh thần quả cảm gan dạ.
Người lính như đem theo tinh thần thép được tôi rèn nhờ bản lĩnh Cách mạng vào chiến trường.
2.Vẻ đẹp của người lính lái xe
a) Phong thái ung dung, tự tin của người lính
-Hai câu thơ tập trung miêu tả tư thế lái xe của người lính với phong thái ung dung
Từ láy “ung dung” vốn gợi ra một tư thế ngồi thoải mái, đĩnh đạc không hề lo lắng, sợ sệt
“Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Tác giả sử dụng phép đảo ngữ, đẩy từ “ung dung” lên đầu câu như nhấn mạnh vào bản lĩnh kiên cường, tự do tự tại làm chủ hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường
Chính sự khốc liệt ấy đã tôi rèn người lính để họ có cốt cách tinh thần thép như vậy.
-Nhịp thơ 2/2/2 kết hợp với từ “nhìn thẳng” miêu tả nhịp lắc cân bằng của chiếc xe.
“Nhìn thẳng” còn là nhìn vào khó khăn, nguy hiểm mà không hề né tránh. Họ ngạo nghễ, điềm nhiên đối diện với thử thách
=))
Nét đẹp của người lính trong khổ thơ đầu tiên chính là bản lĩnh kiên cường, gan dạ dũng cảm, vượt qua khó khăn
b)Khổ 2: Vẻ đẹp của tâm hồn lãng mạn, hòa hợp với thiên nhiên:
: