Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Hai cách nhìn sự thật:, CÁCH TIẾP CẬN KINH SÁCH CỦA PHẬT - Coggle Diagram
Hai cách nhìn sự thật:
nhị đế. Nhị đế có nghĩa là hai loại sự thật
Còn chân lý tuyệt đối gọi là chân đế
Sự thật tương đối gọi là tục đế (samvrti-satya)
CÁCH TIẾP CẬN KINH SÁCH CỦA PHẬT
Tứ tất đàn : Bốn tiêu chuẩn về sự thật (siddhantas)
Thứ nhất
là thế giới tất đàn
Đó là các tiêu chuẩn căn cứ trên những nhận thức phù hợp với cuộc sống ở thế giới này. Ví dụ người ta chia thời gian một năm ra mười hai tháng, mỗi tháng ba mươi ngày
Thứ hai là
vị nhân tất đàn
Vị nhân tức là vì con người mà nói như vậy. Con người là một trong những loài sinh vật ở trên trái đất. Con người có bộ óc như vậy, có lề lối suy nghĩ như vậy, có hiểu biết như vậy, cho nên phải nói làm sao cho con người hiểu được.
Thứ ba là
đối trị tất đàn
Mỗi người có căn bệnh riêng, có những lo sợ, những mặc cảm, những buồn khổ riêng. Khi nói pháp Bụt nhắm chữa trị tâm bệnh của người nghe
thứ tư là
đệ nhất nghĩa tất đàn
Đệ nhất nghĩa cũng như là thắng nghĩa. Tất đàn này tức là tiêu chuẩn sự thật tuyệt đối, thuộc về chân đế. Không có ngã thì nói không có ngã, dầu người ta phản đối vẫn nói là không có ngã. Trái đất nó tròn thì nói là nó tròn, dầu bị dọa treo ngược cũng cứ nói tròn. Nói thẳng sự thật không ngại gì cả.
Bốn điều y cứ
Thứ nhất là y pháp bất y nhân
Thứ nhất là y pháp bất y nhân, tức là căn cứ vào giáo pháp mà đừng căn cứ vào người. Có ông thầy ở Tích Lan hai ngàn năm trước, ông thuộc tất cả tam tạng kinh điển nhưng tính tình khó chịu. Muốn có Phật pháp thì đừng chấp vào người, phải chiều ông, miễn thế nào học được pháp thì thôi
Thứ hai là y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễu nghĩa kinh.
Liễu nghĩa kinh tức là những kinh nói về đệ nhất nghĩa
Bất liễu nghĩa kinh là những kinh phương tiện, chỉ nói về chân lý tương đối
Nếu hai kinh nói khác nhau thì cuối cùng mình phải nghe theo liễu nghĩa kinh. Điều y cứ thứ hai này ta cũng phải áp dụng dè dặt và khôn ngoan. Vì tiêu chuẩn này không cho ta thấy liên hệ giữa liễu nghĩa kinh và bất liễu nghĩa kinh
Thứ ba là y nghĩa bất y ngữ
tức là căn cứ vào nghĩa lý chứ đừng chấp vào ngôn ngữ nhiều quá. Đừng quá chấp vào từng chữ, phải nương vào nghĩa lý núp đằng sau các chữ.
y trí bất y thức
Trí (prajna) và thức (vijnana) thuộc hai trình độ khác nhau. Thức là cái hiểu biết còn phân biệt, kỳ thị, nghi hoặc
Trí là thứ hiểu biết vượt trên phân biệt, kỳ thị, nghi ngờ. Trong khi học kinh điển không nên dùng óc phân biệt mà tiếp thụ và chia chẻ, phải tập dùng trí tuệ để quán chiếu.