Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
SINH HỌC TẾ BÀO - Coggle Diagram
SINH HỌC TẾ BÀO
Lipit (Chất béo)
đặc điểm chung
- Không tan trong nước (vì thế nó là chất kị nước), chỉ tan trong các dung môi hữu cơ như ete, benzen, clorofooc.
- Không cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
nhóm sắc tố và Vitamin
- Sắc tố: Carotenoit.
- Vitamin: A, D, E, K
Cấu trúc
- Mỡ và dầu: Mỗi phân tử gồm 1 glyxerol kết hợp với 3 axit béo. Mỡ chứa nhiều axit béo no còn dầu lại chứa nhiều axit béo không no.
- Mỡ, dầu và sáp (lipit đơn giản): chứa các nguyên tố hoá học C, H, O giống như cacbohidrat nhưng lượng oxy ít hơn đặc biệt trong mỡ. VD mỡ bò có công thức là C57H110O6.
- Mỗi axit béo thường gồm từ 16 đến 18 nguyên tử cacbon. Các liên kết không phân cực C – H trong axit béo làm cho mỡ và dầu có tính kị nước. Mỗi phân tử sáp chỉ chứa một đơn vị nhỏ axit béo liên kết với một rượu mạch dài thay cho glyxerol.
Chức năng
- Cấu trúc nên hệ thống các màng sinh học: Photpholipit, colesterol.
- Dự trữ năng lượng (mỡ và dầu): Mang nhiều năng lượng.
- Tham gia vào nhiều chức năng sinh học khác: Ostrogen là loại hoocmôn có bản chất là Steroit; các loại sắc tố như diệp lục, một số loại vitamin A, D, E, K cũng là một dạng lipit).
ARN
là bản sao từ một đoạn của ADN (tương ứng với một gen), ngoài ra ở một số virút ARN là vật chất di truyền.
Cấu trúc
-
– Các ribônuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị giữa H3PO4 của ribônuclêôtit này với đường C5H10O5 của ribônuclêôtit kế tiếp. Tạo nên một chuỗi pôli nuclêôtit (kích thước của ARN ngắn hơn rất nhiều so với kích thước của ADN.
-
– ARN thông tin (mARN): sao chép đúng một đoạn mạch ADN theo nguyên tắc bổ sung nhưng trong đó A thay cho T.
-
-
- Ở một đầu của tARN có bộ ba đối mã, gồm 3 nuclêôtit đặc hiệu đối diện với aa mà nó vận chuyển.
- Đầu đối diện có vị trí gắn aa đặc hiệu.
Caaus taoj
Cũng như ADN, ARN là đại phân tử sinh học được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là nuclêôtit. Mỗi đơn phân (nuclêôtit) được cấu tạo từ 3 thành phần sau:
-
-
–1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, U, G, X).
Các nuclêôtit chỉ khác nhau bởi thành phần bazơ nitơ, nên người ta đặt tên của nuclêôtit theo tên bazơ nitơ mà nó mang.
Chức Năng
- mARN: truyền đạt thông tin di truyền.
- tARN: vận chuyển các a.a tới ribozo để tổng hợp protein. Mỗi loại tARN chỉ vận chuyển một loại a.a.
- rARN là thành phần chủ yếu của ribozo, nơi tổng hợp protein.
Các phân tử ARN thực chất là những phiên bản được đúc trên một mạch khuôn của gen trên phân tử ADN nhờ quá trình phiên mã. Sau khi thực hiện xong chức năng của mình, các phân tử mARN thường bị các enzym của các tế bào phân giải thành các ribonucleotit còn rARN và tARN tương đối bền vững được tái sử dụng lại.
-
-
-
Protein
-
-
chức năng
- Thành phần của tế bào và cơ thể sống: Chúng đóng vai trò cốt lõi của cấu trúc nhân, của mọi bào quan, đặc biệt là hệ màng sinh học có tính chọn lọc cao - Xúc tác cho các phản ứng sinh học: Với vai trò là các enzym. - Vận chuyển các chất trong cơ thể: Một số protein có vai trò như những “xe tải” VD: hemoglobin. - Bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh: Các kháng thể (có bản chất là protein)
- Điều hoà quá trình trao đổi chất trong tế bào và trong cơ thể: Các hoocmôn phần lớn là protein. - Tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể: VD: miozin trong cơ, các protein cấu tạo nên đuôi tinh trùng, roi vi khuẩn.
- Dự trữ cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể: Lúc thiếu hụt cacbohidrat và lipit, tế bào có thể phân giải protein (ví dụ albumin, cazêin, protein dự trữ trong các hạt của cây). - Là giá đỡ, thụ thể trên bề mặt tế bào
→ Sự đa dạng của cơ thể sống do tính đặc thù và tính đa dạng của protein quyết định. Cấu trúc của protein quy định chức năng sinh học của nó. Protein có cấu trúc và chức năng sinh học đa dạng nhất trong số các hợp chất hữu cơ có trong tế bào.
Cơ thể người và động vật không tự tổng hợp được một số axit amin mà phải lấy từ thức ăn.
ADN
Cấu tạo
ADN được cấu tạo từ 5 nguyên tố hoá học là C, H, O, P, N. ADN là loại phân tử lớn (đại phân tử), có cấu trúc đa phân, bao gồm nhiều đơn phân là nuclêôtit. Mỗi nuclêôtit gồm:
-
-
1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X ). Trong đó A, G có kích thước lớn còn T, X có kích thước bé hơn.
Cấu trúc
ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải): 1 vòng xoắn có: – 10 cặp nuclêôtit. – Dài 34 Ăngstrôn – Đường kính 20 Ăngstrôn.
– Liên kết trong 1 mạch đơn: nhờ liên kết hóa trị giữa axít phôtphôric của nuclêôtit với đường C5 của nuclêôtit tiếp theo.
– Liên kết giữa 2 mạch đơn: nhờ mối liên kết ngang (liên kết hyđrô) giữa 1 cặp bazơ nitríc đứng đôi diện theo nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô hay ngược lại; G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô hay ngược lại).
-
- Nếu biết được trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong một mạch đơn này à trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong mạch còn lại.
- Trong phân tử ADN: tỉ số: A+T/ G+X là hằng số nhất định đặc trưng cho mỗi loài.
Chức năng
Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền về cấu trúc và toàn bộ các loại prôtêin của cơ thể sinh vật, do đó quy định các tính trạng của cơ thể sinh vật.
-> Thông tin di truyền: được chứa đựng trong ADN dưới hình thức mật mã (bằng sự mã hóa bộ 3) cứ 3 nuclêôtit kế tiếp nhau trên 1 mạch đơn quy định 1 axít amin (aa) (= mã bộ 3) hay bộ 3 mã hóa = mã di truyền = đơn vị mã = 1 codon). Vậy trình tự sắp xếp các axít amin trong phân tử prôtêin được quy định bởi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN. Mỗi đoạn của phân tử ADN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc của 1 loại prôtêin được gọi là gen cấu trúc.
- Quy định tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật: Do ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, từ 4 loại nucleotit → làm ADN vừa đa dạng lại vừa đặc thù. Mỗi loại ADN có cấu trúc riêng, phân biệt với nhau ở số lượng, thành phần, trật tự các nucleotit.
- Lưu trữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở các loài sinh vật: Trình tự nucleotit trên mạch polynucleotit chính là thông tin di truyền, nó quy định trình tự các nucleotit trên ARN từ đó quy định trình tự các axit amin trên phân tử protein
Nước
cấu tạo -đặc điểm
Được cấu tạo từ một nguyên tử oxy liên kết với hai nguyên tử hydro bằng các mối liên kết cộng hoá trị, tạo thành một góc 104,5o.
Sự hấp dẫn tĩnh điện giữa các phân tử nước tạo nên mối liên kết yếu - liên kết hydro tạo ra các mạng lưới nước.
Trong tế bào, nước phân bố chủ yếu ở chất nguyên sinh
chức năng
- Là nguyên liệu cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
Vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nhiệt do có khả năng dẫn nhiệt, toả nhiệt và bốc hơi cao → đảm bảo sự cân bằng và ổn định nhiệt độ trong tế bào nói riêng và cơ thể nói chung.
Là dung môi phổ biến nhất, là môi trường khuếch tán và môi trường phản ứng chủ yếu của các phản ứng hoá học trong tế bào
- Bảo vệ cấu trúc của tế bào khi ở trạng thái liên kết.