Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Kĩ năng sống cơ bản cần thiết cho HSTH - Coggle Diagram
Kĩ năng sống cơ bản cần thiết cho HSTH
Kĩ năng tự phục vụ
Khái niệm
tự làm những công việc phù hợp với khả năng để phục vụ cuộc sống của bản thân mình
không trông chờ, ỉ lại vào người khác
tầm quan trọng
Mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục trẻ tự phục vụ làm sao để trẻ trở thành người tự lập, tự trọng, tự tôn hơn, không làm phiền đến người khác.
Nếu thực hiện tốt kĩ năng này sẽ giúp các em luôn đi học đều và đúng giờ, tham gia tốt các hoạt động học tập và luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ, yêu cầu trong học tập, sinh hoạt. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, làm việc của bản thân, của nhóm.
Biện pháp phát triển
Rèn cho HS những thao tác rất đơn giản như: Rửa tay, lau mặt, tự lấy thức ăn, tự thay quần áo, tự sắp xếp các đồ dùng học tập, vệ sinh lớp học sân trường, chăm sóc cây xanh tại lớp và trực nhật (lau bảng, lau bàn học)…
GV trò chuyện và quan sát hành vi ứng xử của từng HS trong giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ để hiểu tính ý của từng em.Từ đó, đề ra những kỹ năng tự phục vụ cần rèn cho HS.
Yêu cầu sư phạm
Sớm cho HS làm quen với các công việc lao động.
Đảm bảo các công việc HS lao động phải vừa sức, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí trên cơ sở đòi hỏi trẻ có sự cố gắng cao
Không áp đặt HS phải làm gì và không được làm gì. Luôn đảm bảo nguyên tắc tự giác, tôn trọng sự độc lập, sáng tạo của HS.
Tạo tâm lí thoải mái,Tạo không khí làm việc tập thể, làm việc theo nhóm, sở thích...
có sự công bằng, khách quan trong việc đánh giá từng kỹ năng tự phục vụ của HS.
GV liên hệ và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để cùng hỗ trợ HS thực hiện.
Kĩ năng tự bảo vệ bản thân
Kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích
phòng chống bị ngã
Không cho học sinh chơi gần những nơi không an toàn.
Bàn ghế, đồ chơi hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.
Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.
Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau trong trường.
Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kéo và các vật sắc nhọn, ..
Giáo viên thường xuyên quản lý, giám sát học sinh ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ đoàn kết.
Phòng ngừa tai nạn giao thông
Trong giờ học, giờ chơi phải đóng cổng, không cho học sinh chạy ra đường chơi.
Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.
Hướng dẫn trẻ thực hiện các quy định an toàn giao thông.
Tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường. Để xe ngoài cổng khi đón học sinh.
Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc
Bảng điện ở phòng học và các phòng chức năng khác phải để cao, tuyệt đối không để đồ đun nấu trong phòng.
Không cho các cháu tới bếp nấu nướng và chia ăn ở nhà bếp.
Luôn quan tâm chăm sóc học sinh, không để học sinh chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn.
Để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của học sinh. Không cho học sinh tự uống thuốc.
Phòng ngừa điện giật
Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho học sinh nghịch
Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.
Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
Không ăn hàng rong xung quanh cổng trường.
Thực phẩm thức ăn nhà bếp, nước uống phải đảm bảo vệ sinh.
Phòng ngừa đuối nước
Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.
Kĩ năng phòng tránh bị xâm hại
Quy tắc bàn tay giao tiếp
Ôm hôn (ngón cái): Chỉ dùng với những người thân ruột thịt trong nhà như: anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà.
Khoác tay, nắm tay với họ hàng, thầy cô, bạn bè (ngón trỏ).
Bắt tay khi gặp người quen biết (ngón giữa).
Vẫy tay nếu gặp người lạ (ngón áp út).
Xua tay (ngón út) để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy dạy trẻ phải biết xua tay không tiếp xúc hoặc nếu cần, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu những người xa lạ tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật khiến trẻ bất an, khó chịu.
Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm
kiến thức về giới tính và 4 vùng nhạy cảm trên cơ thể là: miệng, ngực, vùng giữa hai đùi và mông.
Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm, không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
Tránh xa người lạ mặt, không cho người lạ mặt vào nhà
Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác,báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào
Thông thường trẻ em không biết được cách xử lý tình huống nguy hiểm, do đó cần phải để trẻ học được cách tự bảo vệ chính mình khi gặp nguy hiểm.
Khái niệm
Biết bảo vệ ứng xử kịp thời, hiệu quả trong các tình huống nguy hiểm cho bản thân: sức khỏe, tinh thần, tính mạng...
kĩ năng giao tiếp
Khái niệm
là khả năng nhận thức nhanh chóng những biểu hiện bên ngoài và biểu hiện tâm lí bên trong của đối tượng và bản thân chủ thể giao tiếp
là khả năng sử dụng hợp lí các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều chỉnh quá trình giao tiếp sao cho đạt được mục đích giao tiếp.
tầm quan trọng
giúp HS đạt được kết quả tốt trong học tập và cuộc sống. Thông qua việc giao tiếp, trao đổi với người khác, HS sẽ thể hiện được quan điểm, ý kiến của mình, đồng thời tạo được cái tôi riêng, làm cho bản thân trở nên khác biệt với số đông.
Xây dựng quan hệ tích cực
Tăng khả năng giải quyết vấn đề, khó khăn...
Biện pháp phát triển
Giáo dục kĩ năng giao tiếp trong sinh hoạt đội
Rèn kỹ năng giao tiếp qua sinh hoạt của các Câu lạc bộ
Giáo dục kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động tập thể khác như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt lớp, sinh hoạt đầu giờ.
Kĩ năng hợp tác
Bằng các trò chơi, câu chuyện, một vấn đề, một bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với các em học sinh lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp các em biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
Biện pháp giáo dục
Để hình thành kĩ năng hợp tác nhóm, lúc đầu giáo viên nên bắt đầu từ nhóm đôi. Khi học sinh đã có kinh nghiệm, kĩ năng nhất định sẽ tổ chức nhóm với số lượng nhiều hơn. Số lượng thành viên trong nhóm nên chọn theo các năng lực đa dạng: Tốt, đạt, cần cố gắng.
Giáo viên giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm phải rõ ràng, ngắn gọn, đủ để các thành viên hiểu rõ.
Trong học tập hợp tác nhóm,HS cần có tinh thần cộng tác để hoàn thành nhiệm vụ.
Phân công trách nhiệm của mỗi thành viên rõ ràng rõ ràng. Phân công luân phiên
Trong quá trình học sinh hoạt động nhóm, giáo viên theo dõi tổng quát, phát hiện hỗ trợ cho nhóm có khó khăn, kịp thời điều chỉnh, uốn nắn sai lệch của HS. Giáo viên hạn chế mức thấp nhất việc nói của mình khi học sinh đang hoạt động nhóm
Khái niệm
là khả năng thực hiện những nhiệm vụ trong môi trường hợp tác nhóm của học sinh nhằm đạt được mục tiêu đã định
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
Trẻ em thường rất nhạy cảm với môi trường chúng tiếp xúc mỗi ngày, nên chúng ta nên có giải pháp giúp trẻ tự quản lý cảm xúc của chúng. Theo nghiên cứu từ các chuyên gia tâm lý học hàng đầu trên thế giới, người có chỉ số EQ càng cao họ càng dễ thành công trong cuộc sống. Yếu tố cảm xúc đóng vai trò khá quan trọng trong việc phát triển của trẻ, tạo tiền đề để trẻ nhận thức về bản thân mình.
Khái niệm
là khả năng nhận rõ cảm xúc của mình, ứng phó với các cảm xúc tiêu cực để hướng tới những hành vi và suy nghĩ đúng đắn
Biện pháp giáo dục
Tách cảm xúc ra khỏi hành động: Không làm bất cứ điều gì khi cảm thấy xúc động mạnh
Giữ bình tĩnh, kiềm chế tức giận
Phát huy tinh thần tích cực: lạc quan, tin tưởng, vui mừng,...
Viết ra cảm xúc