Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ "TRÀO LƯU CHÍNH HIỆN…
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ "TRÀO LƯU CHÍNH HIỆN ĐẠI"
Học thuyết kinh tế của trường phái tân cổ điển
Học thuyết kinh tế của trường phái Áo
HTKT của Friedrich Von Wieser
(1851-1926)
Về chi phí và các yếu tố sản xuất
Ông là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ tính hữu dụng biên.
ông chứng minh: các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nhận giá trị của chúng từ tính hữu dụng biên hàng hóa cuối cùng
HTKT của Eugen Bohm Bawerk
(1851-1914)
Học thuyết về lợi tức
Ông cho rằng con người có khuynh hướng và tâm lý đánh giá thấp của cải tương lai hơn của cải hiện tại. Đó chính là nguồn gốc phát sinh ra lợi tức
Muốn thủ tiêu lợi tức, phải thay đổi căn bản tâm lý của con người
ông giải thích lợi tức hoàn toàn dựa theo tâm lý chủ quan của con người và xa rời nguồn gốc của lợi tức là sản xuất
HTKT của Carl Menger (1840-1921)
Học thuyết về tính hữu dụng biên
Tính hữu dụng biên là tính hữu dụng của đơn vị tiêu dùng cuối cùng
Tính hữu dụng biên có ý nghĩa quyết định đối với sự đánh giá về kinh tế
Học thuyết kinh tế của trường phái Mỹ
HTKT của John Bates Clark (1847-1938)
Lý thuyết phân phối thu nhập theo
năng suất biên
Theo ông, thu nhập của mỗi người dựa trên năng suất biên của mỗi yếu tố sản xuất mà họ sở hữu.
Lý thuyết về cạnh tranh và độc quyền
Ông cho rằng: cạnh tranh là một lực lượng tích cực trong nền kinh tế
Ông cho rằng: độc quyền và độc quyền nhóm là hiện tượng tự nhiên song cạnh tranh sẽ xóa bỏ tình trạng đó
Lý thuyết về năng suất biên
Năng suất biên quyết định năng suất của tất cả các yếu tố đầu vào khác
Lý thuyết “chi phí biên”
Chi phí biên là cơ sở để các hãng quyết định gia tăng quy mô sản lượng và tối đa hóa lợi nhuận
HTKT của Irving Fisher (1867-1947)
Lý thuyết về lãi suất của I.Fisher
Ông phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế
Lý luận số lượng tiền tệ
Ông coi tiền là chứng chỉ sở hữu, và có 3 ý nghĩa: của cải, sở hữu, đại diện thành văn
Lý thuyết của Fisher giải thích được các cuộc khủng hoảng do thiếu cung tín dụng và lạm phát do lưu thông tiền quá mức so với vật phẩm hiện thực. Điều này là cơ sở cho sự phát triển của lý thuyết tiền tệ của phái trọng tiền sau này
Học thuyết kinh tế của trường phái Tân cổ điển ở Anh
HTKT của
Alfred Marshall
Học thuyết giá cả
ông cho rằng: tính chất của hàm số cung-cầu quyết định đối với sự hình thành giá
Trong dài hạn, giá cả trung bình có xu hướng nhích đến chi phí sản xuất
HTKT của Francis Isidoro Edgeworth (1845-1926)
Đường cong vô tính
phản ánh những kết hợp khác nhau về số lượng 2 sản phẩm tiêu dùng có cùng một mức độ hữu dụng đối với người tiêu dùng
Hộp Edgeworth
công cụ tư duy để phân tích những mối quan hệ có thể có giữa hai cá thể
HTKT của William Stanley Jevons (1835-1882)
Lý luận về giá trị
Ông cho rằng giá trị hàng hóa phụ thuộc vào tính hữu dụng biên (lợi ích cận biên)
Lý thuyết trao đổi
Ông cho rằng: trên thị trường tự do, ở bất cứ thời điểm nào, chỉ có một mức giá cho 1 loại hàng hóa
Học thuyết kinh tế của trường phái Lausanne (Thụy Sĩ)
HTKT của Leon Walras (1834-
1910)
Lý thuyết cân bằng tổng quát
ông đã nỗ lực xây dựng một khung lý thuyết tổng quát chỉ ra cách tất cả giá cả có thể được định ra cùng một lúc thông qua tương tác của tất cả thị trường
Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tổng quát khi:
Các hộ gia đình chi tiêu tất cả thu nhập mà họ nhận được
Các hãng phải chi tiêu toàn bộ nguồn thu mà họ nhận được từ thị trường hàng hóa cuối cùng
HTKT của Wilfredo Damaso Pareto (1848-1923)
Ông là cha đẻ của Kinh tế học phúc lợi
Ông đưa ra định nghĩa về mức tối ưu Pareto:
Ông ủng hộ lý thuyết cân bằng tổng quát của L.Walras
Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm của trường phái Tân cổ điển
Hoàn cảnh lịch sử
Trong nền kinh tế, xuất hiện những hiện tượng kinh tế mới mà lý thuyết của trường phái Cổ điển không đủ để giải thích, đòi hỏi phải xuất hiện những lý thuyết mới
Đặc điểm
Họ tin tưởng thị trường tự do sẽ phân bổ nguồn lực hiệu quả
Họ sử dụng cách tiếp cận vi mô
Các nhà Tân cổ điển là các nhà thực chứng
Họ tiếp cận toán học, đồ thị để phân tích kinh tế
Trường phái Tân cổ điển coi Kinh tế học là môn khoa học phân bổ nguồn lực khan hiếm, vì vậy, kinh tế học là khoa học của lựa chọn
Họ tập trung nghiên cứu giá cả, cung cầu, phân phối thu nhập và không chú ý đến sản xuất
Học thuyết kinh tế của Key
Sơ lược về cuộc đời và sự
nghiệp của Keynes (1883-1946)
Ông có công trong việc thành lập Quỹ tiền tệ quốc tế
Ông kế thừa phương pháp phân tích của trường phái Tân cổ điển: dựa vào tâm lý chủ quan để phân tích kinh tế
Ông là người khởi đầu chia kinh tế học thành 2 nhánh: kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
Ông đề cao vai trò của nhà nước trong giải quyết khủng hoảng kinh tế
Nhận xét về HTKT Keynes
Ông giải thích được nguyên nhân khủng hoảng kinh tế và đưa ra giải pháp khắc phục khủng hoảng và thất nghiệp
Ông đưa ra lý thuyết số nhân đầu tư
Ông là người khởi đầu phân chia kinh tế học thành 2 nhánh: kinh tế vi mô và vĩ mô
Ông đưa lý thuyết tiền tệ và lãi suất
Hạn chế: ông không nghiên cứu tác động của các kinh tế trong dài hạn: tăng chi tiêu, giảm lãi suất để kích thích đầu tư, giảm thất nghiệp lại làm tăng lạm phát
Keynes là người sáng lập ra lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại
Tiền đề về tư tưởng và lịch sử
Tư tưởng: Lý thuyết của trường phái Tâncổ điển
Đại khủng hoảng kinh tế
1929-1933
Nội dung HTKT của Keynes
Lý thuyết về việc làm
Việc làm là phạm trù trung tâm trong học thuyết kinh tế của Keynes
Keynes cho rằng: thất nghiệp hàng loạt xuất phát từ trục trặc cân
bằng cung-cầu trên thị trường.
Muốn có việc làm đầy đủ, phải tăng tổng cầu, khuyến khích tiêu dùng, khuyễn khích đầu tư
Thực hiện cân bằng mong muốn tiết kiệm và mong muốn đầu tư thông qua tác động số nhân
Theo Keynes, tiết kiệm = đầu tư vì nó đều là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng
Ý nghĩa của tác động số nhân: dưới tác động của số nhân, cân bằng mong muốn tiết kiệm và mong muốn đầu tư có thể được thực hiện ở mức công ăn việc làm không đủ. Nền kinh tế vẫn có thể đi vào cân bằng cùng với sự tồn tại của thất nghiệp.
Chu trình kinh tế và vai trò của nhà
nước điều tiết nền kinh tế
Chu trình kinh tế vĩ mô của Keynes có 3 đại lượng
Đại lượng khả biến độc lập
Đại lượng khả biến phụ thuộc
Đại lượng xuất phát
Vai trò của nhà nước: sử dụng những công cụ của mình để tăng tổng cầu: thuế, lãi suất, chi tiêu của chính phủ
Lý thuyết tiền tệ và lãi suất
Keynes cho rằng: lãi suất là khoản thù lao cho việc không sử dụng khả năng chuyển hoán trong một thời gian nhất định
theo Keynes, lãi suất phụ thuộc vào khuynh hướng tâm lý mang tính phổ biến và dân chúng nhanh chóng thích nghi với mức lãi suất mới. Vì vậy, nhà nước có thể thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tăng cung tiền, giảm lãi suất để kích thích đầu tư