Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ -…
VAI TRÒ, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
Cơ cấu, vai trò của các ngành dịch vụ
Khái niệm
Là hoạt động kinh tế - xã hội, có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - xây dựng cơ bản, phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
Là 1 khu vực có cơ cấu ngành hết sức phức tạp
Cơ cấu
Dịch vụ kinh doanh (sản xuất): giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,...
Dịch vụ tiêu dùng: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá nhân (y tế, giáo dục, thể thao), cộng đồng.
Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn thể (bảo hiểm bắt buộc).
Vai trò
Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
Sử dụng tốt nguồn lao động trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân.
Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử và các thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại phục vụ con người.
Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác,giao lưu quốc tế.
Trên thế giới, số người hoạt đọng trong ngành dịch vụ đã tăng lên nhiều trong vài chục năm trở lại đây.
Tỉ lệ người dân hoạt động trong ngành dịch vụ ở các nước phát triể thường nhiều hơn các nước đang phát triển rất nhiều
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
và phân bố các ngành dịch vụ
Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước và năng suất lao động - xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất có ảnh hưởng rất căn bản tới sự phát triển các ngành dịch vụ.
Số dân, kết cấu tuổi, giới tính, tỉ lệ gia tăng dân số và sức mua của - dân cư sẽ đặt ra những yêu cầu về quy mô phát triển, nhịp độ tăng trưởng và cơ cấu của các ngành dịch vụ.
Sự phân bố các ngành dịch vụ tiêu dùng gắn bó mật thiết với sự phản bố dân cư, và cụ thể hơn nữa là các ngành dịch vụ cần phân bố ở ngay trong lòng các điểm dân cư (thành phố, thị xã, các làng bản...).
Các thành phố, thị xã là các trung tâm dịch vụ, các trung tâm phát triển có ý nghĩa đối với cả nước, với tinh hay với các địa phương lần cần.
Trong một khu dân cư, các điểm dịch vụ nhu cầu hằng ngày của người dân cần có bán kính phục vụ hẹp hơn so với các điểm dịch vụ khác về văn hoá nghệ thuật, các điểm du lịch, vui chơi giải trí,...
Truyền thống văn hoá, phong tục tập quán của dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức dịch vụ.
Đối với việc hình thành các điểm dịch vụ du lịch, sự phân bố các tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, mức sống và thu nhập thực tế,... cũng ảnh hưởng lớn đến ngành dịch vụ
Đặc điểm phân bố các
ngành dịch vụ trên thế giới
Ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (trên 60%). Còn ở các nước đang phát triển, tỉ trọng của dịch vụ thường chỉ dưới 50%.
Trong cơ cấu lao động: Các nước phát triển: trên 50%,các nước đang phát triển khoảng 30%.
Trên thế giới, các thành phố cực lớn đồng thời là các trung tâm dịch - vụ lớn, nhất là các dịch vụ có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế toàn cầu.
Ở mỗi nước lại có các thành phố chuyên môn hoá về một số loại dịch vụ nhất định.
Trong các thành phố lớn thường hình thành các trung tâm giao dịch, thương mại. Đó là nơi tập trung các ngân hàng, các văn phòng đại diện của các công ti, các siêu thị hay các tổ hợp thương mại, dịch vụ lớn...
Một thành phố có thể có trung tâm thương mại chính và một số trung tâm thương mại nhỏ hơn, kết quả của sự phát triển đô thị.
Ở nước ta, các thành phố, thị xã thường có khu hành chính (phần “đô”) và khu buôn bán, dịch vụ (phản "thị").