Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Trợ từ, thán từ, tình thái từ - Coggle Diagram
Trợ từ, thán từ, tình thái từ
Trợ từ
Khái niệm
Là những từ chuyên đi kèm với các từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc để nêu ý nghĩa đánh giá sự vật, sự việc được các từ ngữ đó biểu thị
Trợ từ không có khả năng tự mình là thành một câu độc lập, không có khả năng làm thành phần câu hoặc thành tố của cụm từ
Nhận diện
-
Trợ từ để nhấn mạnh: Có tác dụng nhấn mạnh một sự vật, sự việc, hành động nào đó. Gồm các từ như “những, cái, thì, mà, là…”
Trợ từ biểu thị đánh giá về sự việc, sự vật: gồm các từ như ”chính, ngay, đích…”
Tác dụng
Các trợ từ còn biểu thị cách đánh giá về sự vật, sự việc do các từ đi kèm biểu thị
Thán từ
Khái niệm
Là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết hoặc dùng để gọi đáp.
Các loại thán từ
Thán từ bộc lộ cảm xúc, tình cảm: gồm các từ như “ôi, trời ơi, than ôi…”
Ví dụ: Chao ôi! Hôm nay trời nóng quá.
Thán từ gọi đáp: gồm các từ như “ này, hỡi, ơi, vâng, dạ…”
Ví dụ: Này, con sắp muộn giờ học rồi đó.
Tình thái từ
Khái niệm
Là những từ dùng để tạo các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán) và để biểu thị tình cảm, cảm xúc và cách ứng xử của người nói
Chức năng
-
Chức năng biểu thị sắc thái tình cảm: Gồm các từ như “ à, ạ, nhé, cơ mà…”
Lưu ý cách sử dụng
Phải sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể mới đạt được hiệu quả cao. Cụ thể trong các trường hợp sau:
Khi muốn thể hiện sự kính trọng, lễ phép ta nên dùng từ “ạ”. Ví dụ như Con chào Bà ạ.
Khi muốn thể hiện mối quan hệ ngang hàng nên dùng các từ “nhé, à”. Ví dụ: Tối nay bạn đi xem phim với mình nhé.
Khi bày tỏ một ý khác, chúng ta nên dùng từ “ kia ”. Ví dụ: Trâm Anh thích nghe nhạc Sơn Tùng kia.
Khi bày tỏ sự miễn cưỡng, gượng ép thì nên sử dụng từ “ vậy”. Ví dụ: Thôi thì em cứ chia ra vậy.