Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong Trường MN, unnamed, tre-danh…
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong Trường MN
Đề xuất giải pháp cải thiện hạn chế
Đối với cô giáo
Tự bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng cơ bản về phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN thông qua các hoạt động học, hoạt động chơi, mọi lúc mọi nơi.
Thực hiện nghiêm các quy định của Ngành về phòng chống TNTT cho trẻ trong trường MN
Từ các quy định của ngành xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học đảm bảo an toàn
Luôn luôn giám sát trẻ mọi lúc mọi nơi. Thường xuyên loại bỏ các đồ chơi, vật dụng gây nguy hiểm cho trẻ. Để thuốc và các vật dụng gây nguy hiểm ở xa tầm tay của trẻ
Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh các công tác phòng chống tai nạn thương tích. Xã hội hóa giáo dục xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo an toàn.
Cho trẻ ăn uống đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng , đảm bảo VS ATTP
Giải pháp đối với trẻ
Dạy trẻ kỹ năng nhận biết các dấu hiệu gây ra tai nạn thương tích, các biện pháp phòng tránh, cách xử lý. Thông qua các HĐ
Trò chuyện với trẻ
Tạo các tình huống cụ thể cho trẻ tự xử lý tình huống.
Các trò chơi cá nhân, tập thể. Dạy mọi lúc, mọi nơi
Các hoạt động học
Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo tuyệt đối VSATTP nâng cao sức khỏe cho trẻ. Rèn luyện thể lực
Dạy trẻ các kỹ năng mềm khác, rèn luyện khả năng quan sát, nhận thức, ghi nhớ, xử trí, giải quyết tình huống,....
Đối với trường học
Tập huấn cho GV về phòng tránh tai nạn thương tích tại trường học
Xây dựng các kế hoạch tổ chức chuyên đề nâng cao kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho học sinh
XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON theo Thông tư số 13 /2010/TT- BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Quán triệt về phòng ngừa tai nạn thương tích trong trường học với CBGV NV, PH, HS
Phối hợp các ban ngành đoàn thể, chính quyền, nhân dân địa phương thực hiện chương trình phòng chống TNTT Quốc gia
Phân bố số lượng giáo viên đứng lớp và số lượng học sinh đảm bảo theo quy định.
Các biện pháp
Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc
Bảng điện ở phòng học và các phòng chức năng khác phải để cao, tuyệt đối không để bàn là, đồ đun nấu trong phòng, nhóm của trẻ.
Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chia ăn ở nhà bếp.
Luôn quan tâm chăm sóc trẻ, không để trẻ chơi một mình ở các nơi có thể xảy ra tai nạn.
Để thuốc và hóa chất ngoài tầm tay với của trẻ em. Không cho trẻ em tự uống thuốc.
Phòng ngừa đuối nước
Trẻ em cần rèn luyện thể lực và biết bơi theo quy định.
Khi đi bơi phải tuân thủ quy tắc an toàn.
Ở vùng lũ, học sinh đi học qua sông suối phải có người lớn đưa và phải đảm bảo an toàn.
Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn
Không để thùng, chậu có nước không phòng, nhóm lớp.
Phòng ngừa tai nạn giao thông
Trường phải có cổng, hàng rào.
Trong giờ học, giờ chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.
Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.
Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông.
Tuyên truyền phụ huynh không đi xe máy trong sân trường.
Phòng ngừa điện giật
Hệ thống điện trong lớp phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.
Luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, che kín các ổ điện ở thấp không cho trẻ nghịch
Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, kiếm, súng cao su và các hung khí.
Giáo viên thường xuyên quản lý, giám sát trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, giáo dục trẻ đoàn kết.
Giáo dục ý thức cho các em không được xô đẩy, đánh nhau trong trường
Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
Không bán quà bánh trong trường và không ăn hàng rong xung quanh cổng trường.
Thực phẩm do thức ăn nhà bếp, nước uống phải đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc. Phải có hợp đồng cam kết mua bán thực phẩm sạch rõ nguồn gốc với công ty cung cấp.
Phòng ngã
(Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể)
Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.
Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
Những cây ở sân trường cần có bồn rào để ngăn trẻ không leo trèo
Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, ta luy có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa ngay.
Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.
Sân trường cần bằng phẳng và không bị trơn trượt
Đi chơi đúng nơi quy định và thực hiện theo sự hướng dẫn.
Phòng tránh hóc sặc
cho trẻ ăn thức ăn không còn xương và dạy trẻ nhai kỹ khi ăn uống.
Để ý và nhắc nhở trẻ không được cho hột, hạt hay những vật thể lạ vào tai, mũi và miệng.
Các hạn chế trong hoạt động PTTNTT cho trẻ ở Trường MN
Đối với trẻ
Đa phần trẻ là dân tộc thiểu số điều kiện sống còn khó khăn, Một số trẻ phải tự đi đến lớp.
Thể trạng sức khỏe của trẻ không đồng đều, Nhiều trẻ thể nhẹ cân, thấp còi, suy dinh dưỡng.
Trẻ tò mò, thích khám phá, nhận thức của trẻ không đồng đều, trẻ nhanh nhớ, dễ quên, Trẻ chưa hiểu về những yếu tố nguy hiểm như đồ chơi sắc nhon, chỗ chơi không an toàn, bể nước, các thiết bị điện...
Trường học
CSVC trong trường chưa đáp ứng được yêu cầu về cơ sở hạ tầng như: Thiếu lớp học, phòng thô sơ thậm chí không có nhà vệ sinh khép kín, Chưa có bếp ăn 1 chiều, học sinh không có phòng ăn riêng phải ăn cùng phòng bếp... Thiếu nguồn nhân lực
Một số trường học chưa có téc nước phải sử dụng bể xây bê tông không có nắp đậy kín như téc nước.
Sân chơi ngoài trời có hòn non bộ cũng cũng là yếu tố nguy cơ tiềm ản đuối nước, đồ chơi ngoài trời nghèo nàn và cũ, 1 số là đồ chơi tự tạo ...
Đối với giáo viên
Số lượng Gv chưa đảm bảo theo chuẩn
Một số gv mới ra trường kĩ năng quản lý lớp còn hạn chế, Kinh nghiệm trong công tác chăm sóc, Kĩ năng xử lý những TNTT ban đầu còn lúng túng, giảng dạy còn yêu kém, công tác tuyên truyền vận động phụ huynh còn chưa hiệu quả
Nhóm 3 Lớp K13D