Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
NỘI DUNG BUỔI 35 & 36 NGÀY 06/06/2021 - Coggle Diagram
NỘI DUNG BUỔI 35 & 36
NGÀY 06/06/2021
THỦ TỤC
RÀ SOÁT
TÀI KHOẢN TSCĐ
Đối chiếu Bảng phân bổ khấu hao & BCĐ PS: chỉ tiêu nguyên giá & khấu hao lũy kế phải khớp nhau, nếu lệch có thể do hạch toán nhưng quên vào phân hệ Tài sản/ Ghi tăng, Giảm.
Kiểm tra xem cột nguyên giá trong bảng phân bổ xem có TS nào < 30trđ không? => nếu có là sai
Kiểm tra thời gian phân bổ khấu hao của các nhóm tài sản có phù hợp với TT45/2013 hay không?
Kiểm tra xem đã thực hiện phân bổ khấu hao đầy đủ hay chưa bằng cách mở sổ chi tiết TK 214 xem đã đầy đủ các tháng trong năm hay chưa?
Kiểm tra việc phân bổ có đúng hay không? Cách làm lấy file excel của bảng phân bổ trên phần mềm, tạo cột kiểm tra lại, dùng công thức theo số ngày chạy lại công thức tính khấu hao, so sánh số tự tính với số phần mềm => nếu chênh lệch nhỏ, lẻ => ok, nếu số liệu lệch lớn => sai, lệch ở TS nào thì sai TS đó.
Kiểm tra xem thời điểm bắt đầu khấu hao có đúng không: bằng cách nhìn trên bảng phân bổ ở cột thời điểm tính khấu hao, đối chiếu với chứng từ (TS cố định nhiều có thể chọn mẫu để kiểm tra).
Kiểm tra chứng từ hạch toán tăng TSCĐ có đầy đủ, hợp lệ hay không? (Có thể kiểm tra chọn mẫu).
Kiểm tra, tìm hiểu xem những chi phí phát sinh trong quá trình mua sắm TSCĐ: chi phí vận chuyển ts, lệ phí trước bạ đã được ghi nhận vào nguyên giá TS hay chưa?
Kiểm tra lại trong danh sách TSCĐ có xe ô tô nào trên 1,6 tỷ, dưới 9 chỗ ngồi hay không,(không phục vụ cho vận tải, hành khách, ks, du lịch) => Nếu có thì xem thử VAT, khấu hao tương ứng phần nguyên giá vượt 1,6 tỷ đã loại trừ hay chưa?
Kiểm tra trong danh sách TSCĐ phân bổ khấu hao có TS nào không phục vụ cho hoạt động SXKD hay không? VD như dây chuyền sx nhưng không có thành phẩm (ngoại trừ trg hợp tạm ngừng do di dời, sửa chữa, do mùa vụ trong thời hạn nhất định theo quy định theo TT96), có xe ô tô nhưng không có hóa đơn xăng dầu => những trường hợp này rủi ro khấu hao bị loại trừ chi phí tính thuế.
Trong danh sách tài sản có máy móc thiết bị thì tìm hiểu xem có quy định về công suất hay không, đối với DN sản xuất xem công suất hàng tháng có đạt hay không?= > không đạt công suất bình thường thì khấu hao tương ứng với phần công suất không đạt phải hạch toán vào TK 632 chứ không phải TK 154 để tính giá thành.
Kiểm tra việc chọn thời gian phân bổ khấu hao có sự nhất quán giữa các tài sản cùng loại trong cùng điều kiện sử dụng hay không?
Nắm những quy định chi phí khấu hao không được tính vào chi phí được trừ để đối chiếu với thực trạng của công ty.
-Xem trong năm có nghiệp vụ nào thanh lý TSCĐ hay không? Nếu có xem đã hạch toán ghi giảm hay chưa? Xem trên TK 711 xem có Thu nhập khác từ thanh lý TSCĐ, thì xem trên TK 811 có bút toán ghi giảm TSCĐ hay không?
THỦ TỤC
RÀ SOÁT
TÀI KHOẢN 331
Đối chiếu số dư trên BCĐ phát sinh & BTH công nợ 331: phải khớp nhau
Rà soát BTH công nợ TK 331 xem có đối tượng nào dư nợ hay không? Nếu có thì kiểm tra lại xem thực sự có phải là mình ứng trước cho người bán hay không (xem lại hợp đồng có điều khoản ứng trước hay không) hay là do mình quên hạch toán đầu vào hay vì lý do gì đó mà ng bán không chịu xuất hóa đơn cho mình => Nếu có trường hợp họ ko xuất hóa đơn cho mình thì kịp thời tìm hiểu lý do để có hướng xử lý.
Kiểm tra xem có đối tượng công nợ nào tồn đọng lâu không phát sinh hay không? =>Nếu có thì tìm hiểu lý do & nói ra rủi ro về mặt thuế với chủ doanh nghiệp.
Kiểm tra xem có đối tượng công nợ nào thực tế đã thanh toán bằng tiền mặt nhưng kế toán không hạch toán hay không?
Kiểm tra đối tượng công nợ xem có khách hàng nước ngoài hay không => Nếu có thì xem thử có công nợ ngoại tệ hay không? => Xem đánh giá CLTG của DN đã thực hiện đúng hay chưa?
TK 331 trong năm ghi nhận theo tỷ giá bán của ngân hàng tại ngày hạch toán, trừ trường hợp có ứng trước. (phần ứng trước ghi nhận theo tỷ giá tại ngày ứng)
Lỗ CLTG của khoản phải trả đượcc tính vào chi phí đượcc trừ (chỉ loại lỗ TG của tiền, khoản phải thu)
Tất cả những khoản ứng trước không đánh giá CLTG, vì nó không phải là khoản mục tiền tệ, nó sẽ được tất toán bằng hàng (quy định ở TT200).
Kiểm tra thử xem có phát sinh thuế nhà thầu hay không (khi mua hhdv nước ngoài)
Nếu chỉ phát sinh nhập khẩu hàng hóa thiết bị mà không phát sinh dịch vụ tại VN thì không phát sinh thuế nhà thầu
THỦ TỤC
RÀ SOÁT
TK 33311
Kiểm tra xem thử mình đã hạch toán bù trừ thuế GTGT đầu vào và đầu ra hay chưa
Lấy chỉ tiêu doanh thu x thuế suất có bằng số thuế phát sinh của TK 33311 hay không
Kiểm tra lại thuế suất thuế gtgt công ty đã thực hiện đúng hay chưa
Giả sử công ty đang có ưu đãi về mặt thuế suất thì kiểm tra lại điều kiện hưởng thuế suất ưu đãi có đảm bảo hay không?
Đối chiếu số liệu tờ khai thuế GTGT và phát sinh Có TK 33311
Giả sử có hàng biếu tặng thì hàng biếu tặng đó đã được xuất hóa đơn hay chưa? Vì theo quy định là phải xuất hóa đơn
THỦ TỤC RÀ SOÁT
TK 3334
Kiểm tra DN có chuyển lỗ hay không & việc thực hiện chuyển lỗ đã đúng hay chưa? (tối đa 5 năm kể từ năm có phát sinh lỗ, lỗ được chuyển phải là lỗ tính thuế trên TK mẫu 03, không phải lỗ trên KQKD)
Kiểm tra danh sách chi phí không hợp lý hợp lệ => xem đã OK hay chưa
Nếu chưa có danh sách thì phải rà soát lại tất cả các tài khoản
Kiểm tra trong năm công ty có chính sách gì về thuế hay không: ưu đãi, miễn giảm...
THỦ TỤC RÀ SOÁT
TK 3335
Kiểm tra tính chấp hành nghĩa vụ kê khai: hàng quý đã nộp TK thuế TNCN tạm tính hay chưa?
Kiểm tra thông tin NPT đã thỏa mãn điều kiện là NPT hay chưa? (Đã báo tăng, có hồ sơ đăng ký NPT hay không?)
Đối chiếu TK thuế TNCN tạm tính & phát sinh Có của TK 3335: Cột TK tạm tính – cột TK – Cột Chênh lệch
Khi đã khai báo tăng NPT, khi đó bảng lương mới được trừ, TK tạm tính được tính giảm trừ NPT, quyết toán thì được tính từ khi phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Cuối năm kiểm tra trên tờ khai quyết toán: Đối chiếu số liệu Thu nhập trên phụ lục TK quyết toán với Bảng tổng hợp thu nhập thực chi
Nếu công ty có người nước ngoài thì xem họ có thỏa mãn điều kiện cá nhân cư trú hay không để có cách tính phù hợp: cá nhân không cứ trú thì thuế suất 20%, cá nhân cư trú thì tính bình thường như người Việt Nam
Kiểm tra thời điểm ghi nhận thu nhập chịu thuế có đúng là thời điểm thực chi hay không, hay là lấy theo bảng lương.
Kiểm tra xem những khoản NLĐ được nhận: lương, thưởng, phụ cấp, khoản lợi ích bằng tiền & không bằng tiền khác đã được tập hợp đầy đủ, chính xác hay chưa, xác định TN miễn thuế, không tính thuế đã chính xác hay chưa = cách kiểm tra file excel xác định TN chịu thuế xem công thức tính TNCT gồm những gì.
Kiểm tra điều kiện ủy quyền quyết toán đã đáp ứng hay chưa, đã có mẫu biên bản ủy quyền quyêt toán hay chưa? Kiểm tra xem có HĐLĐ hay chưa? Nếu chưa có HĐLĐ thì phải khấu trừ thuế TNCN 10%
THỦ TỤC RÀ SOÁT
TK 334 & CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG
Kiểm tra hồ sơ lao động đã có đầy đủ hay chưa? HĐLĐ & quy chế liên quan tới các khoản phụ cấp, tiền thưởng
Mở sổ cái TK 334, Kiểm tra đã hạch toán chi phí lương đầy đủ hay chưa? Hạch toán có đúng hay không?
Giả sử công ty xây dựng quỹ lương theo đơn giá, vd quỹ lương = 50% doanh thu thì mình kiểm tra số tổng thể, đối chiếu “Tổng chi phí = Nợ TK 334 = 50% x Doanh thu” hay không?
Kiểm tra việc chi lương đã được thực hiện đầy đủ trước ngày 31/3 hay chưa ?
Kiểm tra chứng từ lương đã ok hay chưa: Bảng lương, Bảng chấm công, bảng lương chi TM có được ký tá đầy đủ hay không?
Kiểm tra việc phân loại tài khoản chi phí lương đã chuẩn xác hay chưa?
Số người tham gia bảo hiểm đã đúng hay chưa? Xem xét những trường hợp được miễn đóng (đã đóng nơi khác, đã đủ năm đóng bảo hiểm)
Số người tham gia bảo hiểm đã đúng hay chưa? Xem xét những trường hợp được miễn đóng (đã đóng nơi khác, đã đủ năm đóng bảo hiểm)
Đối chiếu thông báo nộp BHXH với PS có TK 3383 + 3384 + 3386 có khớp nhau hay không?
Kiểm tra xem công ty đã trích lập 2% KPCĐ hay chưa? (Dù công ty có tổ chức công đoàn hay không đều phải trích)
Kiểm tra xem mức lương đóng bảo hiểm đã phù hợp với lương hạch toán chi phí hay chưa, nếu có chênh lệch thì mức chênh lệch đó có nằm vào các khoản không phải đóng bảo hiểm hay không?