Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NỘI BỘ DOANH NGHIỆP DU LỊCH - Coggle Diagram
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NỘI BỘ
DOANH NGHIỆP DU LỊCH
Khái niệm và các cách tiếp cận lợi thế cạnh tranh
Doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh khi tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành
Lợi thế cạnh tranh bền vững (sustained competitive advantage): khi DN có thể duy trì tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành trong dài hạn
Chiến lược → tỷ suất lợi nhuận (profitability) = lợi nhuận sau thuế/vốn
4 Nhân tố tạo dựng lợi thế cạnh tranh
Superior quality: chất lượng vượt trội;
Superior efficiency: hiệu suất vượt trội;
Superior innovation: đổi mới vượt trội;
Superior customer responsiveness: phản hồi khách hàng vượt trội.
Nguồn lực, năng lực, năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh
nguồn lực
Nguồn lực: là đầu vào để thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp.
Được chia thành 2 loại lớn:
hữu hình: vật lực, nhân lực, tài lực,...
vô hình: thương hiệu, danh tiếng, kinh nghiệm, tài sản trí tuệ,...
Năng lực cốt lõi,
năng lực riêng biệt và
công cụ phân tích VRIO
Năng lực cốt lõi phát sinh từ cách tổ chức sử dụng năng lực và nguồn lực của mình một cách hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
VRIO:
Value: Có giá trị;
Rarity: Hiếm;
Immitability: Khó bắt chước bởi đối thủ cạnh tranh;
Organizational capability: khả năng doanh nghiệp khai thác được năng lực/nguồn lực.
Năng lực sẽ trở thành năng lực riêng biệt khi nó tạo ra được sản phẩm, dịch vụ khác biệt so với thị trường và được khách hàng đánh giá cao.
Năng lực
Năng lực là khả năng sử dụng nguồn lực của DN.
Là yêu cầu tối thiểu để có thể hoạt động trong 1 ngành;
có tính vô hình và mang tính tập thể hơn là cá nhân.
Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh của DN có được khi kết hợp:
ứng dụng, phát huy tốt các năng lực (kỹ năng);
khai thác,sử dụng tối ưu các nguồn lực;
luôn sáng tạo trong việc tạo ra giá trị mới cho người tiêu dùng.
Phân tích chuỗi giá trị (Porter, 1985)
Các hoạt động trong chuỗi có thể được phân loại thành:
Các hoạt động chính là những hoạt động trực tiếp làm tăng giá trị cho sản phẩm cuối cùng. (thường gắn với năng lực cốt lõi)
Hoạt động hỗ trợ không trực tiếp gia tăng giá trị mà gián tiếp gia tăng giá trị bằng cách hỗ trợ thực hiện các hoạt động chính một cách hiệu quả.
Mục đích của phân tích chuỗi giá trị là xác định các cách thức mà hiệu suất của các hoạt động riêng lẻ và mối liên kết giữa chúng có thể được cải thiện.
Một phép phân tích chuỗi giá trị sẽ bao gồm:
phân tích tất cả các hoạt động của tổ chức;
xác định các hoạt động cốt lõi và mối quan hệ của chúng với năng lực cốt lõi và các chiến lược tổ chức hiện tại;
xác định hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động cá nhân;
kiểm tra mối liên hệ giữa các hoạt động để có thêm giá trị gia tăng;
xác định các tắc nghẽn làm giảm lợi thế cạnh tranh của tổ chức.