Please enable JavaScript.
Coggle requires JavaScript to display documents.
CHƯƠNG IX: ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP TẠI VIỆT NAM FII, CHƯƠNG IX: ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP…
CHƯƠNG IX: ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP TẠI VIỆT NAM FII
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ FII
Khái niệm
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
là việc người không cư trú mua bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác và góp vốn, mua cổ phần dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp tham gia quản lý
Đặc trưng
Nhà đầu tư không kèm theo cam kết chuyển giao tài sản vật chất, công nghệ, lao động và kinh nghiệp quản lý như trong FDI
Chủ đầu tư thu lợi nhuận thông qua cổ tức và lãi suất
Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý doanh nghiệp của cơ quan phát hành chứng khoán
Nguồn vốn được cung cấp từ các tổ chức phi chính phủ và tư nhân, các tổ chức quốc tế
Tác động
Tích cực
Góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường nội địa, giảm chi phí vốn
Thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tài chính nội địa
Thúc đẩy cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ thị trường tài chính trong nước
Gia tăng hệ quả dây truyền đến dòng vốn gián tiếp trong nước, phong phú hơn các định chế tài chính
Tăng cường cơ hội và đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải thiện nguồn nhân lực và thu nhập của người dân
Giúp nước nhận đầu tư tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế
Gia tăng tính thanh khoản trên thị trường nội địa
Đa dạng hóa công cụ tài chính, công nghệ để quản lý danh mục đầu tư
Tiêu cực
Nếu dòng vốn FII vào tăng mạnh, nền kinh tế có nguy cơ rơi vào trạng thái phát triển quá nóng
Hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng tài chính khi gặp phải cú sốc từ bên ngoài
FII làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, làm gia tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng áp lực lạm phát
Chủ đầu tư bị khống chế ở mức độ góp vốn tối đa, không tham gia trực tiếp vào nơi bỏ vốn đầu tư nên hiệu quả sử dụng vốn không cao
Dễ làm tăng nợ nước ngoài ở nước nhận đầu tư
THỰC TRẠNG DÒNG VỐN FII VÀO VIỆT NAM
Tình hình chung
Dòng vốn FII vào Việt Nam những năm qua không ổn định
Về hình thức đầu tư
Qua quỹ đầu tư
Sau khi đạt đỉnh vào năm 2007 (ở mức 6,2 tỷ USD - gấp hơn 4,7 lần so với năm 2006), vốn FII vào Việt Nam nhanh chóng sụt giảm, thậm chí rút khỏi thị trường Việt Nam 578 triệu USD (do ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu 2008-2009).
Qua đầu tư vào chứng khoán
Thị trường chứng khoán có thể kiểm soát được hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài qua hệ thống lưu ký, bù trừ và thanh toán
Về chính sách và các yếu tố tác động đến FII
Tỷ lệ nắm giữ tối đa của nhà đầu tư nước ngoài:
49% tổng số cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết và 30% tổng cổ phiếu lưu hành của các NHTM niêm yết
Chính sách khuyến khích FII:
nhà nước không đánh thuế các khoản thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán (chỉ thu lệ phí giao dịch)
Quản lý ngoại hối:
bắt buộc nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản bằng tiền Việt Nam tại các công ty chứng khoán
CHƯƠNG IX: ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP TẠI VIỆT NAM FII